Trung tâm sát hạch lái xe Bình Dương có rất nhiều địa điểm cho người cần đăng ký thi lựa chọn. Tùy vào khu vực đang sinh sống và làm việc mà bạn hãy chọn những nơi gần nhất để đăng ký thi, thuận tiện cho việc tập luyện cũng như di chuyển trong ngày thi dễ dàng hơn.

Khái niệm về trung tâm sát hạch lái xe

Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 65/2016/NĐ-CP thì trung tâm sát hạch lái xe được hiểu là một cơ sở được xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, cung cấp dịch vụ sát hạch lái xe. Nó sẽ được phân loại như sau để tách biệt nhiều trung tâm có chức năng cao, thấp:

– Trung tâm sát hạch loại 1: Thực hiện sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F (FB2, FC, FD, FE).

– Trung tâm sát hạch loại 2: Thực hiện sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2 và hạng C.

– Trung tâm sát hạch loại 3: Thực hiện sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3 và hạng A4.

Tại đây, các khóa thi sát hạch và cấp GPLX cho học viên khi đã trúng tuyển được chính thức thực hiện. Còn các trung tâm đào tạo, trường dạy nghề lái xe chỉ là nơi cung cấp những khóa học cho người đăng ký khi bạn cần giáo viên hướng dẫn. Vì vậy mọi người hãy phân biệt các khái niệm này thật rõ nhé.

1. Các bước cơ bản cần biết cho người mới tập lái xe ô tô

1.1 Thắt dây an toàn đúng cách

Chắc hẳn bạn cũng biết sẽ thật nguy hiểm nếu dây an toàn của bạn không được buộc chặt và đúng cách. Sau đây là những bước hướng dẫn bạn cách thắt sao cho chính xác nhất:

Bước 1: Ổn định chỗ ngồi làm sao cho hông và lưng của bạn thấy vững vàng nhất và duy trì trong tư thế thẳng lưng.

Bước 2: Kéo dây qua bên người và khóa dây. Hãy đảm bảo bạn nghe được tiếng “tách” hay dấu hiệu nào đó chứng tỏ nó đã được khóa.

Bước 3: Điều chỉnh dây đai bắt chéo nằm giữa cổ và vai, không chèn lên ngực để không tạo sự khó chịu khi lái xe. Hãy thay đổi vị trí dây nếu bạn cảm thấy không thoải mái với vị trí hiện tại.

Bước 4: Khi lái xe mà bạn không thấy phần vai chạm ghế thì bắt buộc phải di chuyển tựa lưng lên xuống sao cho không có khoảng cách giữa vai và chỗ ngồi.

1.2 Sử dụng hộp số đúng cách

Nếu bạn sử dụng không theo nguyên tắc thì sẽ gây hư hỏng nhanh cho bộ phận hộp số đồng thời sẽ hao tốn nhiên liệu nhiều hơn. Trước tiên bạn cần biết số N là vị trí của số 0. Trong khi đang cài số này thì động cơ xe vẫn hoạt động nhưng không chuyển động. Người ta hay cài số này trong lúc xe bị đẩy, kéo cho dễ di chuyển. Ngoài ra có những trường hợp bạn cần lưu ý như sau:

– Khởi động xe: lúc nào cũng nên để số N kèm theo thắng tay.

– Xe dừng đèn đỏ: cài số N kết hợp thắng tay trong khi máy vẫn chạy trong thời gian chờ đợi.

– Chuyển số: số N là trung gian cho bạn chuyển số khác. Vì vậy bạn phải về số 0 (số N) rồi mới đổi đến số bạn cần chuyển.

1.3 Nắm vững luật tham gia giao thông

– Chính vì lái xe ô tô sẽ có những điều rất khác so với xe gắn máy nên việc học lý thuyết trước khi thực hành là vô cùng cần thiết. Có nắm được ý nghĩa của các biển báo, hiệu lệnh chỉ dẫn thì bạn mới tuân thủ đúng luật khi tham gia giao thông an toàn.

– Ngoài ra, để ý đèn tín hiệu và hiệu lệnh của công an giao thông (nếu có) trên những đoạn đường nguy hiểm sẽ giúp bạn tránh được tai nạn.

– Điều quan trọng nhất là nên đi đúng tốc độ quy định, không “phóng” nhanh cho dù đường vắng.

– Chính vì lái xe ô tô sẽ có những điều rất khác so với xe gắn máy nên việc học lý thuyết trước khi thực hành là vô cùng cần thiết. Có nắm được ý nghĩa của các biển báo, hiệu lệnh chỉ dẫn thì bạn mới tuân thủ đúng luật khi tham gia giao thông an toàn.

– Ngoài ra, để ý đèn tín hiệu và hiệu lệnh của công an giao thông (nếu có) trên những đoạn đường nguy hiểm sẽ giúp bạn tránh được tai nạn.

– Điều quan trọng nhất là nên đi đúng tốc độ quy định, không “phóng” nhanh cho dù đường vắng.

1.4 Cầm vô lăng đúng cách

Việc cầm vô lăng đúng kỹ thuật là điều nên làm chứ không thể tùy tiện như bạn nghĩ. Hãy tưởng tượng vô lăng như chiếc đồng hồ thì cách cầm sẽ như sau:

– Tay trái để vào vị trí 9-10 giờ.

– Tay phải nắm tại nút 2-4 giờ.

– Ngón tay cái đặt dọc theo vành của vô lăng.

– 4 ngón còn lại ôm vào vành vô lăng.

2. Tập lái xe ô tô số sàn

Thông thường mới tap lai xe oto đa số mọi người sẽ chọn học ô tô số sàn thì sau này việc lái xe số tự động cũng đơn giản hơn rất nhiều. Sau đây là những điều cơ bản mà người mới học phải biết đến.

2.1 Khởi động xe

– Trước khi bật khóa khởi động, lúc nào cần số cũng phải nằm ở vị trí số 0 đồng thời côn được nhả hoàn toàn.

– Khởi động xe vào buổi sáng bạn nên để động cơ nổ trong thời gian chờ khoảng 1 phút trước khi chạy. Bởi vì sau một đêm xe không vận hành, lớp dầu xe đã lắng xuống dưới và việc vận hành máy ngay lập tức dễ khiến động cơ bị ăn mòn và hư hỏng.

– Khi chuyển số, bạn phải đảm bảo côn được cắt hoàn toàn (chân côn phải đạp hết). Vì khi chân côn chưa được đạp hết, việc vào số sẽ nặng và khó hơn cho người lái xe. Thực hiện đúng thao tác “côn ra ga vào”: giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga, sẽ giúp côn không bị mòn nhiều, máy khỏe hơn.

2.2 Cách dùng phanh

Tập lái xe ô tô số sàn thì bạn phải biết cách dùng phanh để có thể di chuyển an toàn khi tham gia giao thông. Những lưu ý khi sử dụng chân côn và phanh như sau:

– Khi xe đã chuyển bánh và đã vào số xong, hãy bỏ chân ra khỏi chân côn. Việc cứ giữ chân côn sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn.

– Khi phanh, tránh đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng. Khi lái xe việc đạp phanh trước rồi mới đạp côn là cần thiết.

– Phanh tay không được sử dụng để dừng xe khi đang chạy, mà chỉ khi xe đã dừng mới thắng tay để giữ cho xe đứng yên.

2.3 Đề-pa lên dốc khi tắc đường

Thông thường trong trường hợp này mọi người sẽ dùng “côn – phanh tay – ga” hoặc “côn – phanh chân – ga”. Cách điều khiển ấy dùng cho những người mới bắt đầu chạy, nhưng nó sẽ làm bạn rất mỏi chân tay và mệt nhừ. Bạn hãy tập thêm động tác “côn – ga” cho thật nhuần nhuyễn để xử lý tình huống này thật tốt. Nếu xe lùi thì bạn thêm ga, xe nhích lên thì giảm ga.

3. Tập lái xe ô tô số tự động

Ngày nay, tại một số nơi đã xuất hiện phương pháp tập lái xe ô tô 3D rất mới lạ và tiện dụng cho những người mới học thực hành. Tuy nhiên để có những kỹ năng thực tế, sau một thời gian ngắn bạn vẫn nên thực hành trên đường phố. Sau đây là các động tác cần thiết bạn nên biết để sử dụng xe ô tô số tự động.

3.1 Đang chạy xe và cần đỗ

– Sử dụng phanh chân, đạp đến khi xe dừng hẳn và giữ nguyên chân ở vị trí phanh.

– Kéo tiếp phanh tay với lực vừa đủ, không cần quá mạnh khi bạn dừng ở đường bằng phẳng.

– Đẩy cần số về P là hoàn thành việc đỗ xe. Nếu bạn dừng xe vì đèn đỏ, và thời gian chờ hơn 30 giây thì nên chuyển cần số về vị trí N, chân phanh vẫn giữ nguyên.

3.2 Xe cần di chuyển

– Đạp phanh.

– Đẩy cần số về D.

– Di chuyển chân phanh sang chân ga là xe sẽ chạy.

Lưu ý khi bạn đã cho xe về vị trí Mo (N) nhưng vẫn phải sử dụng phanh chân/ phanh tay là để tránh trường hợp xe bị di chuyển do tình trạng kẹt xe, hay lỡ chẳng may có xe phía sau tông vào đuôi xe làm nó chạy theo quán tính.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ ĐẠI VIỆT PHÁT

Call: 0274 3860 419
Hotline: 08 567 91888 – 0972 135 049
E_mail: okdvp.daynghe@gmail.com

www.daynghedaivietphat.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!