Thang Nâng Hàng là một trong những thiết bị thông minh nhất hiện nay, có thể hỗ trợ đắc lực Chủ đầu tư trong việc vận chuyển hàng hóa lên cao. Nhưng việc sử dụng sao cho đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người sử dụng thì không phải ai cũng biết. Hiểu được điều đó, VNDB đã sưu tầm và tổng hợp 10 quy tắc về an toàn khi sử dụng Thang Nâng Hàng để giúp bạn biết rõ cũng như nắm được các thông tin an toàn để nâng cao kỹ năng khi vận hành Thang
Quy tắc an toàn khi sử dụng Thang Nâng Hàng mà bạn buộc phải nhớ
Thang Nâng Hàng là một trong những thiết bị thông minh nhất hiện nay, có thể hỗ trợ đắc lực Chủ đầu tư trong việc vận chuyển hàng hóa lên cao. Được sử dụng chủ yếu tại các công trường xây dựng, nhà máy, kho bãi… hay thậm chí là các hộ kinh doanh gia đình nhỏ lẻ.
Nhưng việc sử dụng sao cho đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người sử dụng thì không phải ai cũng biết. Hiểu được điều đó, VNDB đã sưu tầm và tổng hợp 10 quy tắc về an toàn khi sử dụng Thang Nâng Hàng để giúp bạn biết rõ cũng như nắm được các thông tin an toàn để nâng cao kỹ năng khi vận hành Thang
Quy tắc 1: Về mặt kiểm tra kỹ thuật
- Thang Nâng Hàng chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã được kiểm tra kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu và đăng ký sử dụng theo đúng qui định.
- Thông tư 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội qui định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm tra các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Quy tắc 2: Về không gian hố Thang Nâng Hàng
- Không gian hố Thang Nâng Hàng phải được bao che kín, mắt lưới đủ nhỏ để không thò người, đồ vật vào được bên trong không gian hố thang.
- Hố Thang Nâng Hàng phải được chiếu sáng và thông thoáng, khoảng cách giữa các đèn không lớn hơn 7 mét.
Quy tắc 3: Về hướng dẫn vận hành Thang Nâng Hàng
- Đa phần các loại Thang Nâng Hàng hiện nay có bảng điểu khiển khá đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, ta vẫn phải có bản hướng dẫn vận hành an toàn, cách xử lý sự cố đã được thủ trưởng đơn vị duyệt treo bên ngoài các cửa tầng.
Quy tắc 4: Về quy định đào tạo trước khi sử dụng Thang Nâng Hàng
- Đào tạo công nhân điều khiển Thang Nâng Hàng là một trong những công việc cần thiết giúp người dùng hiểu rõ hơn về Thang và từ đó có cách sử dụng và bảo quản Thang hợp lí
- Công nhân điều khiển Thang Nâng Hàng phải được đào tạo và sát hạch đạt yêu cầu về điều khiển thiết bị nâng, được huấn luyện kỹ thuật an toàn, được cấp thẻ an toàn và có quyết định bố trí điều khiển thiết bị bằng văn bản.
Quy tắc 5: Về trách nhiệm sử dụng Thang Nâng Hàng
Thang Nâng Hàng chỉ dùng để chở hàng, cho nên:
- Cấm tuyệt đối người không có trách nhiệm vào buồng máy, hố thang, dùng chìa khóa mở các cửa tầng, …
- Cấm người say rượu, thần kinh không bình thường vào vị trí vận hành điều khiển Thang Nâng Hàng
Quy tắc 6: Về cách sử dụng Thang Nâng Hàng
- Chỉ được sử dụng thang nâng hàng đúng tính năng, tác dụng và đặc tính kỹ thuật do nhà chế tạo quy định.
- Cấm chở người trong thang máy chuyên dùng để chở hàng.
- Hết giờ làm việc phải dừng thùng nâng trên mặt đất.
Quy tắc 7: Về Cabin Thang Nâng Hàng
- Thang nâng hàng phải lắp đặt có cửa cabin, công tắc cửa tầng và cơ cấu hãm bảo vệ đứt cáp để đảm bảo điều kiện an toàn tuyệt đối khi vận hành Thang.
Quy tắc 8: Về việc vận năng các loại hàng hóa
- Tuy từng loại hàng hóa mà việc sử dụng Thang sẽ linh động theo kích thước, hình dạng … của hàng hóa.
- Phải có sự sắp xếp trật tự, gọn gàng để tránh dàn trải và tiết kiệm không gian Cabin
- Khi vận chuyển hàng hóa rời, vụn không được để hàng ra sàn cabin mà phải đóng vào bao bì, thùng chứa.
Quy tắc 9: Về tải trọng của Thang
- Tải trọng của Thang là yếu tố cần lưu tâm nhất khi vận năng hàng hóa lên cao. Cần lưu ý sắp xếp hàng hóa ít hơn hoặc vừa với tải trọng để đảm bảo bộ bền của cáp Thang Nâng Hàng và kéo dài tuổi thọ cho Thang
Quy tắc 10: Về việc bảo trì, bảo dưỡng Thang Nâng Hàng
Như bao sản phẩm hiện đại khác, Thang Nâng Hàng cũng cần có sự “quan tâm” đúng mực thì nó mới có “sức” mà làm việc. Do đó, bảo trì, bảo dưỡng là một trong những khâu cực kì quan trọng hỗ trợ thúc đẩy Thang luôn hoạt động tốt và bền bỉ. Thông thường, một chiếc Thang Nâng Hàng sẽ được đơn vị cung cấp và lắp đặt Thang bảo hành từ 1 – 2 năm.
Thang Nâng Hàng phải được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.
- Việc bảo trì thường xuyên Thang sẽ giúp phát hiện các sự cố hư hỏng kịp thời và có hướng khắc phục giải quyết sớm nhất để đảm bảo mọi hoạt động của Khách hàng diễn ra bình thường.
- Phải sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận hư hỏng, mòn quá mức quy định.
- Phải ghi vào vào hồ sơ kỹ thuật những thay thế, sửa chữa liên quan đến các bộ phận chính của thang nâng hàng.
An toàn không là vấn đề của riêng ai. Và bổ sung thêm các kiến thức về an toàn khi sử dụng Thang Nâng Hàng là điều vô cùng thiết yếu. Bởi nó không những giúp bạn có thêm thông tin về an toàn lao động mà còn hỗ trợ bạn bảo quản và sử dụng tốt Thang Nâng Hàng. Trên đây là một số thông tin về các quy tắc về an toàn khi sử dụng Thang Nâng Hàng mà bạn “buộc” phải nằm lòng khi bước vào sử dụng Thang. Hi vọng sẽ là thông tin hữu ích đến bạn