BÀI 07: BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ

I. Thay nhớt động cơ

Tháo nút xả đáy động cơ và xả nhớt. Vặn nút xả đáy trở lại khi nhớt đã được xả hết. Tháo nắp bên trên động cơ (cap) và đổ nhớt vào.

Nhiệt độ nhớt động cơ khi đang vận hành thì cao. Không được để nhớt nóng tiếp xúc vào da sẽ gây bỏng.

Tổng số lượng nhớt động cơ

  Động cơ FE (Xăng)…..…………… 4.3 lít.

Động cơ F2 (Xăng)………………… 4.6 lít.

Động cơ 4TNE92/4TNE98 (dầu)…. 8.8 lít.

Chú ý:

  • Xả nhớt khi nhớt vẫn còn ấm (Khoảng 30 – 40 0C).
  • Tránh để bụi và các chất bẩn rơi vào. Vệ sinh xe nâng và chắc rằng các vị trí bôi trơn hoặc thước thăm nhớt được sạch sẽ.
  • Tham khảo bảng giới thiệu nhớt, mỡ bôi trơn cho động cơ.
  • Kiểm tra và thay thế nhớt ở những nơi không có bụi, để bụi không rơi vào.

II. Thay lọc nhớt động cơ

Tháo lọc nhớt động cơ bằng cây tháo lọc. Lắp lọc và sau đó vặn ngược 2/3 vòng.

III. Xả đáy lọc nhiên liệu (dầu diesel)

Nếu đèn báo xả đáy lọc nhiên liệu sáng lên hoặc xả vào mỗi tháng một lần, ngừng động cơ và nới lỏng nút xả đáy bên dưới lọc nhiên liệu để xả nước.

  • Vặn ốc…. để mở van xả ở dưới đáy lọc nhiên liệu. Xả một ít nhiên liệu ( và nước ) vào thùng chứa cho đến khi dòng nhiên liệu chảy từ lọc sạch sẽ.
  • Vặn ốc trở lại để đóng van xả.

IV. Xả không khí trong hệ thống nhiên liệu:

1. Xả không khí phải thực hiện các bước sau:

  • Khi thực hiện xả đáy xong. (tức là xả nước bẩn).
  • Khi đã thay lọc xong.
  • Khi nhiên liệu không cấp được.

2. Đầu tiên nới lỏng bu_lông xả không khí trên than lọc nhiên liệu:

  • Tiếp theo nhấn bơm cho hơi xì ra khỏi lọc.
  • Siết ốc lại như cũ khi đã thực hiện xong – không còn không khí.
  • Tiếp theo tháo ống dầu tràn – hồi trên bơm cao áp, bơm tiếp cho tràn khỏi ống, nối gắn ống trở lại khi không còn không khí nữa.

V. Kiểm tra cầu chì:

Nếu đồng hồ đo, đồng hồ cảnh báo hoặc các thiết bị điện không vận hành đúng thì kiểm tra lại cầu chì. Hộp cầu chì được định vị ở phía bên tay phải của động cơ dưới mui xe.

1.Cầu chì sấy động cơ (60A) 10.Cầu chì chính(5A) 19.Cầu chì vuông (10A)
2.Máy phát điện (100A) 11.Đèn báo vận hành (20A) 20.Rờ le IGN
3.Bình điện (100A) 12.Đèn tiến/lùi (20A) 21.Rờ le đèn báo lùi
4.Kẹp để kéo cầu chì 13.Đồng hồ đo?V-Ecu (10A) 22. Rờ le khởi động
5.Đèn thắng (10A) 14.IGN/QGS (20A) 23.Rờ le tiếp điểm đóng ngắt
6.Còi (5A) 15.OPT-IGN (20A) 24.Rờ le đèn sau
7.Đèn trước/sau(25A) 16. Cầu chì vuông (5A) 25.Rờ le đèn trước
8.Hệ thống sấy (20A) 17.Cầu chì vuông (20A)
9.Ecu (20A) 18.Cầu chì vuông (25A)

VI. Cách khởi động khi bình hỏng

     Nếu bình điện bị hỏng và yêu cầu có bộ nguồn khởi động điện DC để khởi động động cơ, phải cẩn thận tiến hành theo các bước chỉ dẫn sau khi nối dây cáp điện.

  • Luôn kết nối dây ( + ) với cực ( + ) của bình điện và dây ( – ) với cực ( – ).
  • Nên kết nối dây ( – ) sau cùng.
  • Luôn kết nối dây bình điện trước khi kết nối chúng với bộ sạc.

VII. Chốt khoá xe

Chốt khóa kéo xe ở phía sau đối trọng được sử dụng khi lốp xe nâng bị kẹt dưới bùn lầy. Chốt khóa kéo xe có thể sử dụng khi kéo xe nâng bởi một xe nâng khác.

Chốt khóa kéo xe không nên sử dụng để kéo xe khác hoặc kéo tải.

VIII. Thay lốp xe nâng

1. Chuẩn bị

1.1. Chuẩn bị dụng cụ, con đội, thanh (gỗ) chèn vào lốp xe.

1.2. Di chuyển tải khỏi xe nâng và di chuyển xe nâng tới nơi đất cứng và bằng phẳng, kéo thắng tay.

1.3. Đặt thanh (gỗ) chèn bánh vào lốp xe cho chắc chắn.

2. Sử dụng con đội

2.1. Thay lốp bánh xe trước

Đặt con đội bên dưới trụ nâng. Hoặc nâng phần trên của trụ nâng hoặc sử dụng một thiết bị cầu thủy lực.

2.2. Thay lốp bánh xe sau

Đặt con đội dưới phần đối trọng hoặc nâng phần đối trọng của xe lên.

***** Chú ý:

 

  • Con đội được sử dụng nên có công suất lớn hơn công suất yêu cầu.
  • Bộ phận nâng lên của con đội phải nằm ngay phía dưới đội và phần đối trọng.
  • Chắc chắn rằng các Bu_lông bắt trụ nâng đã được siết chặt.
  • Dây thừng dùng để nâng xe nâng không được làm hỏng xe và không nên quá dài.
  • Kích con đội lên để lốp xe cách mặt đất và sau đó tháo đai ốc trục bánh xe ra.
  • Không được chui dưới xe nâng trong khi kích con đội lên. Nếu con đội bật ra thì rất nguy hiểm.
  • Trước khi kích con đội, phải di chuyển tải ra khỏi xe nâng và  rằng sử dụng cây tháo lốp.
  • Kích con đội lên để lốp xe cách mặt đất và sau đó tháo đai ốc trục bánh xe ra.
  • Khi kích con đội lên, không ai được vào chỗ ngồi vận hành.
  • Sau khi kích con đội lên, lót gỗ để đảm bảo an toàn.
  • Thay lốp và siết chặt đai ốc bằng tay càng nhiều càng tốt. Bề mặt đai ốc nên được hướng ra phía ngoài. Siết chặt đai ốc dần dần để các bộ phận của đai ốc bánh xe và mâm bánh xe tiếp xúc đều nhau.
  • Hạ con đội xuống và siết chặt đai ốc trục bánh xe theo trình tự chỉ dẫn dưới.

GP/GLP/GDP20-35PK/TK

Front

 

Wheel

Single 294 to 343N.m(3000 to 3500kgf-cm)
 

Dual

Inner 343 to 392N.m(3500 to 4000kgf-cm)
Spacer and outer 294 to 343N.m(3000 to 3500kgf-cm)
Rear wheel 157 to 188 N.m(1600 to 1920 kgf-cm)

GP/GLP/GDP15-20AK

Front tire 196 to 216N.m(2000 to2200 kgf-cm)
Rear tire 98 to 123 N.m(1000 to 1250kgf-cm)

Chú ý:

  • Kiểm tra tất cả các đai ốc của bánh xe sau 2 – 5 giờ vận hành: đối với xe nâng mới và trong suốt thời gian xe nâng vận hành khi bánh lái đã được tháo ra và lắp lại.
  • Siết chặt các đại ốc theo kiểu đối xứng đúng với giá trị lực siết đã chỉ dẫn.

– Kiểm tra áp suất hơi lốp xe: sau khi lắp ráp lốp xe, kiểm tra áp suất hơi của lốp xe và điều chỉnh đến áp suất tiêu chuẩn.

– Sau khi thay lốp xe, siết chặt đai ốc trục bánh xe lại một lần nữa sau một thời gian vận hành.

Chú ý: thận trọng tại thời điểm tháo và lắp lốp xe

  • Hãy hỏi chuyên gia để thực hiện tháo và lắp lốp xe, ruột xe, mâm xe và cách bơm hơi vào lốp. Lốp xe nâng sử dụng với áp suất cao thì rất nguy hiểm. Muốn bơm hơi bắt buộc phải hoàn thành chứng chỉ huấn luyện đặc biệt.
  • Bơm hơi và lốp xe nâng nên được thực hiện sau khi đã kiểm tra lốp xe, mâm xe, Bu_lông và đai ốc. Đặt bánh xe trong khung bảo vệ khi bơm hơi để an toàn. Không bao giờ bơm vượt quá áp suất tiêu chuẩn.
  • Khi bơm hơi vào lốp, phải mang kính bảo hộ để phòng ngừa bụi bay vào mắt khi lốp xe bị xì hơi do không khí bị nén lại.