Bài 06: Kiểm tra xe nâng
Contents
- 1 Kiểm tra toàn bộ
- 1.1 1. Kiểm tra toàn bộ xe nâng
- 1.2 2. Kiểm tra các bộ phận chính
- 1.2.1 2.1 Kiểm tra nhớt cầu bộ vi sai.
- 1.2.2 2.2. Kiểm tra nhớt hộp số:
- 1.2.3 2.3. Vệ sinh lọc gió
- 1.2.4 2.4. Kiểm tra bugi
- 1.2.5 2.5. Kiểm tra nhiên liệu
- 1.2.6 2.6. Cầu sau: bơm mỡ mỗi tháng.
- 1.2.7 2.7. Kiểm tra khung bảo vệ
- 1.2.8 2.8. Kiểm tra ốc vá chốt trục lắp khung nâng
- 1.2.9 2.9. Kiểm tra các bu long siết đối trọng
Kiểm tra toàn bộ
1. Kiểm tra toàn bộ xe nâng
– Kiểm tra khung gầm xe.
– Kiểm tra nhiên liệu, nhớt bôi trơn và nước làm mát->có rò rỉ trên mặt đất hoặc phụ tùng hay không?
– Lưu ý: tất cả nhiên liệu rất dễ cháy và có thể gây cháy nổ. Không được sử dụng ngọn lửa để kiểm tra mức nhiên liệu hoặc kiểm tra rò rỉ hệ thống nhiên liệu. Nếu có rò rỉ ở hệ thống nhiên liệu, phải cẩn thận khi kiểm tra. Không được vận hành xe nâng cho đến khi rò rỉ được sửa chữa.
– Kiểm tra lốp xe và đai ốc trục bánh xe
- Sử dụng đồng hồ đo áp suất để đo:
+ Nếu có sự khác nhau áp suất hơi trong lốp bên trái và lốp bên phải xe có thể sẽ bị mất thăng bằng hoặc mất phương hướng dẫn đến mất an toàn khi vận hành.
+ Nếu áp suất thấp hơn 80% áp suất tiêu chuẩn. Để lốp trong một khung an toàn khi bơm thêm không khí vào lốp xe.
– Kiểm tra độ rơ lỏng của các đai ốc và siết đều các đai ốc
– Lưu ý:
- Kiểm tra tất cả các đai ốc sau khi vận hành đối với xe mới hoặc xe mới tháo lắp lốp. Siết chặt các đai ốc theo hình chữ thập và đúng lực theo quy định.
- Kiểm tra hư hỏng, rạn nứt hoặc sự hao mòn của lốp.
– Kiểm tra đèn xe: kiểm tra đèn xe xem có hư hỏng hay bụi không…
– Kiểm tra kính chiếu hậu: kiểm tra hư hỏng, bụi trên kính chiếu hậu…Ngoài ra cần phải điều chỉnh góc phản chiếu để tầm nhìn phía sau được tốt hơn.
– Kiểm tra khung nâng:
- Kiểm tra xích tải, ống dầu…
- Kiểm tra tình trạng bôi trơn xích tải..
- Kiểm tra khóa chốt càng nâng an toàn.
- Kiểm tra độ căng của xích nâng bên trái và bên phải là bằng nhau. Nếu khác nhau thì cần phải điều chỉnh lại.
- Kiểm tra hư hỏng, càng có bị cong.
- Thay thế càng nâng bị hư hỏng.
- Không bao giờ sửa chữa các càng nâng bị hư hỏng bằng cách làm nóng hoặc hàn. Vì các càng nâng được chế tạo bằng thép đặc biệt nên cần sử dụng các phương pháp đặc biệt để sửa chữa.
– Kiểm tra khoang động cơ: đứng ở phía bên trái của xe nâng và mở nắp cabô động cơ. Kiểm tra chốt khoá và quan sát bên trong xem có gì bất thường hay không.
– Lời khuyên:
- Lấy hết đồ trước khi mở nắp ca_bô để không bị rơi vào khu vực bên trong động cơ.
- Không sử dụng một ngọn lửa để kiểm tra mức nhớt, nước làm mát, nhiên liệu và dung dịch bình điện và rò rỉ nhớt.
– Kiểm tra cặn bẩn (động cơ dầu):
- Cặn bẩn, nước bị đọng lại dưới lọc nhiên liệu và đèn báo xả đáy sẽ sáng lên.
- Khi có báo cặn bẩn hiển thị, nới lỏng nút xả cặn bẩn ngay lập tức và xả nước.
- Xử lý xả khí sau khi xả đáy.
- Nếu đồng hồ vẫn báo cần phải xả thêm lần nước.
– Kiểm tra két nước làm mát ( Bộ tản nhiệt ) và Bình dự trữ
- Mức nước làm mát nên ở giữa mức “ FULL” và mức “ LOW ” của bình dự trữ. Để châm thêm nước làm mát, hãy tháo nắp đậy bình dự trữ và rót nước vào bình dự trữ. (tiêu chuẩn của nước làm mát chứa 40 % nước phụ gia). Không được rót nước vượt quá mức “ FULL ” khi động cơ đang nguội.
- Cảnh báo: không được tháo nắp két nước làm mát khi động cơ đang còn nóng. Nếu hệ thống làm mát đang nóng, hơi nước và nước sôi có thể gây bỏng da.
- Kiểm tra rò rỉ nước của nước làm mát (tản nhiệt): ngoài ra cũng kiểm tra rò rỉ ống nối.
- Lời khuyên: khoảng 24 tháng thay nước làm mát một lần.
– Kiểm tra nhớt động cơ: không nên kiểm tra nhớt trong lúc động cơ còn nóng. Giữ mức nhớt đúng theo quy định.
– Lời khuyên: thay định kỳ lần đầu nhớt động cơ và lọc nhớt động cơ nên được thực hiện sau một vài tháng vận hành. Về sau thay nhớt nên được thực hiện mỗi tháng một lần đối với động cơ xăng và mỗi hai tháng đối với động cơ dầu. Lọc nên được thay thế sau mỗi 3 tháng.
– Kiểm tra nhớt động cơ
- Cảnh báo: nhiệt động nhớt động cơ khi đang vận hành rất nóng. Không được phép để nhớt nóng tiếp xúc vào da -> gây bỏng da.
– Kiểm tra nhớt thủy lực: hạ thấp càng nâng xuống vị trí thấp nhất, lấy thước đo mức nhớt và lau sạch với một miếng vải sạch. Trả thước đo mức nhớt vào vị trí cũ, sau đó lấy ra từ từ và kiểm tra. Nếu mức nhớt chỉ đúng thì phải tương ứng với mức trụ nâng như ở bảng dưới.
Khả năng tải của từng mã số thước trên số đo
|
Chiều cao khung nâng |
||||
▬ 3.0 m | ▬ 4.0 m | ▬ 5.0 m | ▬ 6.0 m | ||
1.5 to 2.5 ton |
12 |
30 | 40 | 50 | 60 |
3.0 to 3.5 ton | 3 | 30 | 40 | 50 |
60 |
– Lưu ý:
- Luôn để xe ở mặt phẳng khi kiểm tra nhớt thủy lực.
- Lau sạch nếu nhớt tràn chảy ra ngoài.
– Kiểm tra dung dịch bình điện: dung dịch bình điện ở mức giữa mức trên và mức dưới. Nếu thiếu châm nước cất thêm.
– Kiểm tra dung dịch bình điện: dung dịch bình điện ở mức giữa mức trên và mức dưới. Nếu thiếu châm nước cất thêm.
– Cảnh báo:
- A_xít trong chất điện phân có thể gây tổn thương. Nếu chất điện phân tràn, dùng nước dội vào khu vực đó. Đeo kính bảo hộ làm việc nhìn.
- Bình điện có thể phát nổ, giữ sạch các nắp đậy có không khí và tránh tia lửa điện. Tháo dây nối đất ( – ) bình điện khi bảo dưỡng.
– Kiểm tra dầu thắng:
- Bình dầu thắng đúng mức trên.
- Luôn đổ đầy ở mức vạch ngang.
- Nếu có bụi phải thay thế nó.
– Cảnh báo: bếu có nước trong dầu thắng cần phải thay thế thật sạch nhằm đảm bảo an toàn.
– Lưu ý khi châm dầu thắng:
- Giữ sạch nắp đậy và làm sạch lỗ thông hơi.
- Luôn sử dụng đúng loại dầu thắng.
– Kiểm tra bàn đạp thắng:
- Xem dưới bàn đạp có chứng ngại vật không và nhấn bàn đạp xem có gì khác thường không.
- Kiểm tra độ cao và chỉnh phù hợp.
- Lực đạp bàn đạp thắng vào khoảng 20 KG.
- Nếu bàn đạp thắng không đạt thì liên hệ với lãnh đạo để tiến hành kiểm tra và sửa chữa.
- Hoặc chúng ta có thể sử dụng tay để kiểm tra xem độ nhẹ của bàn đạp.
– Kiểm tra bàn đạp ga: nhấn bàn đạp ga và nó ra nếu thấy bàn đạp trở lại một cách êm ả.
– Kiểm tra thắng tay:
- Xác định thắng đúng lúc khi kéo cần thắng cũng như xác định nhả thắng đúng lúc khi thả cần thắng về vị trí ban đầu.
- Kiểm tra lực thắng khi kéo cần thắng, với lực 15-20KG. Nếu lực thắng không nằm trong phạm vi cho phép theo tiêu chuẩn thì phải điều chỉnh thắng.
***** Kiểm tra động cơ khởi động:
– Xác định thắng và kéo thắng tay.
– Cần số phải ở vị trí trung gian (không số).
– Lời khuyên: đối với xe nâng khóa ở vị trí trung gian. Động cơ sẽ không khởi động tại vị trí khác vị trí trung gian.
***** Kiểm tra các tín hiệu chỉ thị trên màn hình: kiểm tra đèn cảnh báo sạc, cảnh báo áp suất nhớt động cơ và nút báo sấy.
– Khi bật khóa công tắc ở vị trí “ON”, xem đèn còn sáng hay không.
– Sau khi khởi động đông cơ nó có tồn tại không.
– Cảnh báo nhiệt độ dầu khi di chuyển, cảnh báo nhiên liệu bẩn và các cảnh báo khác có tồn tại không khi chìa khóa ở vị trí “ST”.
– Kiểm tra đồng hồ báo giờ, báo nhiệt độ nước và báo nhiên liệu.
- Hiển thị đúng cách mức không?
- Ở đó có hỏng hóc gì không?
- Kiểm tra xem có bụi bẩn hay có gì khác thường không?
- Kiểm tra nhiên liệu có đủ cho vận hành không?
– Kiểm tra lượng nhiên liệu: nếu thiếu nhiên liệu, tắt động cơ mở nắp đậy phía bên phải và châm thêm nhiên liệu.
– Cảnh báo:
- Dừng động cơ. Bật chìa khóa sang vị trí “OFF”. Người vận hành phải ra khỏi xe khi châm thêm nhiên liệu.
- Không được hút thuốc.
- Tất cả nhiên liệu đều là các chất rất dễ cháy.
- Thùng nhiên liệu đầy là tốt nhất.
- Chú ý cháy nổ.
- Chú ý thông khí.
– Kiểm tra đèn vận hành: bật công tắc lên cho đèn trước, bật tín hiệu đèn, đèn thắng, đèn sau, và đèn dự phòng.
– Kiểm tra còi xe: nhấn nút còi và kiểm tra âm thanh còi…
– Kiểm tra khung nâng:
- Nâng lên và hạ xuống từ từ 2 đến 3 lần ở vị trí thấp nhất lên vị trí cao nhất. Dịch chuyển càng nâng và trụ nâng một cách êm ả không có tiếng động hay rạn nứt ở đó.
- Nâng trụ lên xuống 2 đến 3 lần. Dịch chuyển khung nâng sang trái và sang phải xem có gì khác thường không.
– Lưu ý: nếu bên phải và bên trái ở trụ nâng có gì khác. Kiểm tra sự rơ lỏng ở bộ phận chốt của xi lanh nghiêng và điều chỉnh lại.
– Xông nhiên liệu trước khi khởi động: phải chắc chắn rằng đã kéo thắng tay lúc đỗ xe, ngồi xuống ghế và dựa lưng vào.
– Kiểm tra khí ga và khí thải: kiểm tra khí ga xem có bình thường không!
– Cảnh báo: khí từ trong khoang động cơ được đốt cháy là khí natricácbonic và các khí hóa học khác có hại.
– Chú ý chống cháy nổ và khí thải độc hại.
– Kiểm tra khu vực di chuyển: nếu kiểm tra khu vực di chuyển không có vấn đề gì, cho xe chạy từ từ lên phía trước, làm chắc chắn không di chuyển khi không an toàn.
– Kiểm tra thắng:
- Nhấn bàn đạp thắng lên và kiểm tra thắng dừng. Kiểm tra và xem thắng lúc làm việc bên phải và bên trái có đều nhau không.
- Kéo thắng lúc dừng xe và điều chỉnh thắng xe nâng dừng tại vị trí dừng có thể bảo dưỡng.
– Lưu ý: nếu có sự khác thường trong hệ thống thắng, sẽ rất nguy hiểm.
– Kiểm tra bánh lái:
- Kiểm tra tình trạng di chuyển thẳng của bánh sau.
- Vận hành bánh lái và điều chỉnh nó di chuyển êm ả.
- Di chuyển bánh lái tiến lùi và kiểm tra độ rơ lỏng.
- Điều khiển thay đổi cả hai hướng di chuyển của bánh lái, và tiếp theo kiểm tra vị trí núm ở đúng vị trí khi lốp lái trong điều kiện di chuyển thẳng.
– Kiểm tra tình trạng ty trợ lực lái: kiểm tra nhìn xem ở thanh lái có bị thủng nứt vỡ biến dạng rò rỉ dầu và những đoạn nối.
– Cảnh báo:
- Lúc xe nâng làm việc cấm khởi động lại.
- Nếu sửa chữa theo yêu cầu, đặt biển báo “Cấm vận hành” trong khu vực vận hành. Lấy chìa khóa ra khỏi ổ khóa.
– Kiểm tra sau khi vận hành:
- Sau khi vận hành xong phải vệ sinh sạch sẽ bên trong và ngoài xe nâng, sau đó tiếp theo kiểm tra càng nâng.
- Kiểm tra có gì trục trặc trong thời gian vận hành.
- Kiểm tra bằng mắt có hư hỏng hoặc thiếu bulong, đai ốc.
- Kiểm tra sự rò rỉ dầu nhớt.
- Kiểm tra lốp xe.
- Kiểm tra các bulong, đai ốc rơ lỏng, ống dẫn thủy lực…
- Châm lại nhiên liệu đến mức vạch “FULL” của thùng nhiên liệu.
– Lưu ý:
- Nếu có hư hỏng cần tạm ngừng xe và có kế hoạt sửa chữa để xe hoạt động tốt.
- Luôn bảo dưỡng xe nâng định kỳ theo đúng quy định nhà sản xuất.
– Vệ sinh bảo dưỡng hàng ngày
* khi xe tạm ngưng hoạt động trong khoảng thời gian ngắn cần tiến hành các bước sau:
- Nơi khô ráo và tháo bình điện.
- Bôi mỡ bò vào các chi tiết có khả năng rỉ sét.
- Bao bọc lại các phần không khí hoặc các bộ phận có khả năng bị ẩm ướt.
- Bao bọc lại cả xe bằng bạt…
* Khi xe ngưng hoạt động trong khoảng thời gian dài cần tiến hành các bước sau:
- Nơi khô ráo.
- Kéo thắng tay.
- Khung nâng thẳng và càng hạ thấp chạm mặt đất.
- Tắt máy và cất chìa khoá.
- Đối với xe sử dụng ga, phải khóa van bình ga, tắt chìa khóa..
* Khi xe ngưng hoạt động trong khoảng thời gian dài cần tiến hành các bước sau:
- Thực hiện bơm, bôi trơn các điểm..
- Bơm lốp đúng áp suất theo tiêu chuẩn.
- Vận hành xe 1 tuần 1 lần để giữ xe luôn ở trạng thái tốt.
- Đối với xe sử dụng LPG cần tắt máy, khóa van cẩn thận sau khi động cơ dừng hẵn.
* Kiểm tra định kỳ:
– Kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên để giữ cho xe luôn trong tình trạng tốt là biện pháp phòng ngừa tai nạn hữu hiệu nhất.
– Kiểm tra định kỳ và làm dịch vụ cho xe nâng là tiêu chuẩn trong phần chỉ dẫn này, Có thể khác với điều kiện hoạt động bình thường khác của xe. Khi đó người ta sẽ áp dụng chế động kiểm tra và dịch vụ theo điều kiện thực tế.
– Cảnh báo:
- Luôn sử dụng phụ tùng chính hãng để thay thế.
- Luôn sử dụng đúng loại dầu nhớt và chất lỏng bôi trơn.
- Đậu đổ xe nơi bằng phẳng trước khi thực hiện việc kiểm tra.
- Khi kiểm tra xe trong nhà thì không gian phải được thông thoáng.
- Bảo dưỡng nơi có nhiều cân nhân làm việc cần chú ý và thông tin để họ biết.
- Luôn sử dụng đúng dụng cụ đồ nghề thiết bị.
- Trang bị và đeo các thiết bị bảo hộ lao động.
- Hạ thấp càng và trả chìa khóa về trung gian trước khi kiểm tra.
- Khi nâng càng lên cao, để kiểm tra phần bên dưới cần phải cẩn thận kiểm tra càng nâng trước, chốt chặn càng xem đã chắc chắn chưa.
- Không để chân ở phía dưới càng nâng.
Kiểm tra hàng tuần (50 giờ)
* Ngoài việc kiểm tra hàng ngày, tiến hành kiểm tra sau mỗi tuần một lần ( mỗi 50 giờ ):
– Kiểm tra dây cua-roa xem có bị lỏng hoặc đã mòn chưa.
– Thực hiện bằng cách nhấn một lực khoảng 100N (10kgf).
- Độ căng của dây cua-roa có thích hợp không? 8 đến 10 mm (khi bị nhấn xuống với 100N)
- Quan sát xem dây có còn tốt không?
– Lưu ý:
- Dây cuaro có thể điều chỉnh được bằng cách di chuyển vị trí đặt máy phát điện.
- Kiểm tra dây khi động cơ đã dừng hoạt động.
– Kiểm tra nhớt và bôi trơn các bộ phận của xe nâng:
- Xe nâng động cơ đốt trong: nhớt máy, hộp số, cầu và nhớt thuỷ lực.
- Xe nâng động cơ đốt điện: nhớt thuỷ lực và nhớt cầu.
- Cần bôi trên khung nâng, xích, các cơ câu truyền động như bánh răng, các khớp nối….
– Bơm mỡ bò và các vú mỡ:
- Cần sử dụng súng bơm mỡ bò đúng kỹ thuật.
- Mỡ bôi trơn được sử dụng : Albania EP2.
- Chốt và bạc khung nâng (tại mỗi vị trí bên trái và bên phải)
- Lưu ý: Bơm mỡ cho đến khi tràn ra ngoài và sau đó lau sạch mỡ tràn ra.
– Bôi mỡ ở những vị trí sau bằng bàn chải:
- Xích nâng.
- Bộ phận trượt càng nâng
- Bề mặt con trượt khung nâng.
- Chốt liên kết bàn đạp thắng/ cắt số.
- Liên kết cần điều khiển thuỷ lực.
– Lưu ý:
- Lau sạch mỡ cũ bằng vãi sạch.
- Nếu dầu nhớt hoặc mỡ đổ vào ghế ngồi, tay cầm thì lau sạch ngay.
- Nếu xe có dầu nhớt bám dính vào một vài vị trí, vô tình có thể bị trượt mà té ngã mất an toàn.
– Bôi trơn bằng nhớt máy đối với một vài chi tiết sau:
- Thắng tay.
- Các khớp truyền động tại vị trí các bàn đạp.
– Lưu ý:
- Vệ sinh sạch sẽ nhớt sau khi bôi trơn các khớp.
- Sử dụng dầu nhớt và mỡ sạch. Các bình chứa phải được sạch sẽ và ngăn không cho bụi vào.
Kiểm tra định kỳ theo tháng (200 giờ):
* Tình trạng hư hỏng của thắng, khớp ly hợp và thiết bị lái.
* Tình trạng hư hỏng của thiết bị tải và hệ thống thủy lực.
* Tình trạng hư hỏng của khung bảo vệ và thanh chận tải.
2. Kiểm tra các bộ phận chính
2.1 Kiểm tra nhớt cầu bộ vi sai.
- Tháo nút đo mức nhớt và xác định mức Nhớt. Mức Nhớt nên bằng mức của lỗ đo mức nhớt. Nếu mức nhớt thấp hơn thì châm thêm. Nếu nhớt bị dơ thì thay nhớt.
- Thay nhớt cho lần đầu sau 6 tháng sử dụng và sau đó thay nhớt mỗi 12 tháng.
2.2. Kiểm tra nhớt hộp số:
- Mở nắp che và kéo que thăm nhớt. Nhớt nên nằm trong khoảng “F” và “L” trên que đo.
- Châm thêm hoặc thay thế nếu quá bẩn.
Cảnh báo: không được phép để bụi bẩn rơi vào hộp số khi kiểm tra.
Lời khuyên:
- Khi kiểm tra mức nhớt, khởi động động cơ sau đó dừng lại kiểm tra trong khoảng thời gian một phút.
- Thay thế lọc hồi nhớt hộp số cho lần đầu tiền sau 6 tháng sử dụng và sau đó thay thế mỗi 12 tháng. Lọc hút hộp số nên vệ sinh mỗi 6 tháng, không cần thay thế lọc này.
- Thay nhớt sau mỗi 6 tháng.
2.3. Vệ sinh lọc gió
- Tháo nắp bộ lọc và sau đó lấy lọc gió ra ngoài, kiểm tra lọc gió mỗi 200 giờ vận hành.
- Trong điều kiện rất nhiều bụi thì cần kiểm tra mỗi 100 giờ và vệ sinh hoặc lắp lõi lọc mới.
- Chiếc sáng vào bên trong lọc xem có bị hư gì không.
- Chú ý vị trí lắp đặt (phía trên và đáy) của nắp chắn bụi.
- Chu kỳ: mỗi 200 giờ. Khu vực nhiều bụi: mỗi 100 giờ.
2.4. Kiểm tra bugi
- Kết tra sự kết nối các dây phin (dây cao áp)
- Tháo dây bằng cờ-lê
+ Kiểm tra tình trạng đánh lửa.
+ Kiểm tra khe hở giữa các điện cực.
+ Phần điện cực nên được khô ráo và có màu hơi nâu.
+ Khe hở của Bugi là 0.8 mm.
2.5. Kiểm tra nhiên liệu
- Cảnh báo: lau sạch bất kì nhiên liệu đổ ra ngoài.
- Lời khuyên: khoảng thời gian thay thế định kỳ của lọc là mỗi 3 tháng thay một lần.
Lọc nhiên liệu được thay thế mỗi ba tháng hoặc 6 tháng. Nếu có nước bên trong bộ lọc nhiên liệu phải được thay thường xuyên hơn 3 tháng.
– Lưu ý:
- Bôi một lốp dầu mỏng lên oring trước khi lắp lọc và vặn chắc lọc lại cẩn thận bang tay.
- Sau khi lắp lọc phải xả không khí trong nhiên liệu. Chắc rằng không có sự rò rỉ nhiên liệu.
- Xả đáy lọc dầu: luôn xả không khí sau khi thực hiện việc xả đấy.
Lời khuyên: lau sạch bất kỳ nhiên liệu đổ ra ngoài.
2.6. Cầu sau: bơm mỡ mỗi tháng.
– Lưu ý:
- Lau sạch nhớt rò rỉ ra ngoài sau khi tra dầu mỡ.
- Sử dụng dầu nhớt và mỡ sạch. Các bình chứa phải được sạch sẽ và ngăn ngừa bụi.
2.7. Kiểm tra khung bảo vệ
- Kiểm tra sự rơ lỏng của các Bu-lông và hư hỏng trên khung bảo vệ và các bộ phận lắp đặt khung bảo vệ.
- Lực siết của các Bu-lông: 71.5 to 85.8 N.m ( 730 to 875 kgf.cm )
2.8. Kiểm tra ốc vá chốt trục lắp khung nâng
* Lực siết Bu_lông:
- GP/GLP/GDP20-35RK/TK: 255 to 306 N.m (2600 to 3120 kgf.cm)
- GP/GLP/GDP15-20AK: 152 to 167 N.m (1550 to 1700 kgf.cm).
2.9. Kiểm tra các bu long siết đối trọng
* Lực siết Bu_lông
- GP/GLP/GDP15-20AK: 597 to 717 N.m (6100 to 7300 kgf.cm)
- Gp/glp/gdp20-35rk/tk: 1187 to 1424 N.m (12100 to 14500 kgf.cm)