Hướng dẫn sử dụng & vận hành xe nâng người AN TOÀN
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng xe nâng người đảm bảo an toàn cho người lao động, tối ưu hiệu suất và thời gian làm việc. Thi công trên cao như sơn sửa nhà cửa, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt, sửa chữa điện… nhanh và đạt hiệu quả.
1. Chuẩn bị trước khi vận hành thang nâng người
Để vận hành xe nâng người, người sử dụng cần đọc kỹ 3 lưu ý sau:
1.1. Người vận hành xe phải được đào tạo trước
Xe nâng người là thiết bị nâng cao, hỗ trợ công việc thi công trên cao thay thế giàn giáo truyền thống, khi nâng cao xe vẫn có thể di chuyển. Do đó, người sử dụng phải đảm bảo được những yêu cầu sau:
-
Được đào tạo theo đúng quy trình: Người vận hành phải có đủ điều kiện sức khỏe, đủ năng lực chuyên môn, được đào tạo và hiểu rõ các quy trình sử dụng, quy định an toàn, nguyên tắc hoạt động.
-
Có giấy phép vận hành: Sau khi được huấn luyện và đào tạo thì người vận hành phải trải qua các bài kiểm tra, thực hành và được cấp chứng chỉ. Khi đó, người vận hành mới được phép sử dụng xe nâng người.
1.2. Trang bị đồ bảo hộ khi vận hành xe nâng người
Sử dụng đồ bảo hộ giúp giảm thiểu thương tích nếu có tai nạn xảy ra.
- Trước khi vận hành xe, hãy chắc chắn tất cả người sử dụng xe nâng người đã mặc đủ đồ bảo hộ.
- Những thiết bị bảo hộ cần thiết bao gồm: mũ bảo hộ, giày cứng, áo phản quang, dây an toàn (dây phải móc đúng vị trí quy định trên xe, không móc trên trần nhà hoặc vật thi công).
- Mặc đồ thoải mái, gọn gàng. Đồ quá rộng sẽ dễ vướng, mắc bất kỳ bộ phận nào của xe cũng như đồ vật xung quanh, điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến công việc, thậm chí nguy hiểm cho người điều khiển xe nâng người.
1.3. Kiểm tra xe nâng người trước khi đưa vào sử dụng
Đây là một khâu quan trọng và không được bỏ qua trong quá trình tìm hiểu cách sử dụng xe nâng người và trước khi vận hành thang nâng người. Các vấn đề cần kiểm tra gồm:
-
Phanh xe: để đảm bảo thắng vẫn hoạt động tốt, không bị mòn.
-
Bánh lái: Kiểm tra độ linh hoạt của bánh lái, độ mòn, vật lạ gắn vào.
-
Thiết bị điều khiển: kiểm tra nút điều khiển lên cao, xuống thấp,…
-
Thiết bị cảnh báo: kiểm tra hoạt động của còi, đèn xi nhan,…
-
Thang nâng của xe.
-
Lốp xe: kiểm tra xem các bánh vẫn còn căng đảm bảo để di chuyển.
-
Kiểm tra nguồn năng lượng (điện ắc quy hoặc nhiên liệu).
-
Nếu phát hiện có bất cứ hư hỏng hay lỗi kỹ thuật thì không nên sử dụng xe, đưa xe đi bảo dưỡng và có các biện pháp khắc phục, sửa chữa hư hỏng để tránh gây nguy hiểm.
-
Đảm bảo các thiết bị an toàn đã được đặt đúng chỗ, bao gồm cả lan can bởi đây là một bộ phận quan trọng bảo vệ người sử dụng khi lên cao.
Khi tất cả những khâu chuẩn bị đã đảm bảo và hoàn tất thì người sử dụng có thể sẵn sàng và yên tâm để vận hành xe nâng người.
2. 6 Bước vận hành thang nâng người
Bước 1: Chuẩn bị
Trước khi vận hành thang nâng người, cần chuẩn bị:
-
Đối với người vận hành: Phải đảm bảo đáp ứng đầy đu tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước, cần được đào tạo bài bản và có giấy phép vận hành thiết bị
-
Đối với thiết bị máy móc: Kiểm tra máy móc trước khi đưa vào sử dụng
-
Đối với đồ bảo hộ: Phải mặc quần áo bảo hộ phù hộ đảm bảo an toàn
Bước 2: Trước khi khởi động thang nâng người
-
Kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng như: phanh xe, cần điều khiển, thiết bị cảnh báo, cột nâng và lốp xe, nước làm mát, bình điện…
-
Kiểm tra khu vực làm việc xung quanh an toàn chưa
-
Lưu ý: Trước khi khởi động xe bạn cần điều chỉnh ghế ngồi sao cho vị trí ngồi thoải mái nhất. Khi điều chỉnh ghế ngồi cần đảm bảo chìa khóa xe nâng ở vị trị OFF.
Bước 3: Bắt đầu vận hành thang nâng người
Để khởi động xe nâng người bạn sẽ thực hiện các bước như:
-
Đầu tiên người làm việc ngồi đúng cách vào vị trí lái xe
-
Tiếp đến thắt dây an toàn trước khi vận hành xe nâng người
-
Bắt đầu khởi động thang nâng người
Bước 4: Khi khởi động thang nâng người
A. Đối với động cơ xăng:
-
Bước 1. Kéo thắng tay
-
Bước 2. Đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian nếu xe nâng có cần nâng hạ.
-
Bước 3. Tra chìa khóa vào ổ khóa. Bật chìa khóa sang vị trí “ST”, động cơ sẽ được khởi động.
-
Bước 4. Sau khi khởi động động cơ, chìa khóa sẽ trở về vị trí “ON” khi tay bạn đã thả chìa khóa ra.
B. Đối với động cơ gas:
-
Bước 1. Kéo thắng tay.
-
Bước 2. Đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian nếu xe nâng có cần nâng hạ.
-
Bước 3. Tra chìa khóa vào ổ khóa và đạp bàn đạp ga xuống một cách nhẹ nhàng. Bật chìa khóa sang vị trí “ST”, động cơ sẽ được khởi động.
-
Bước 4. Sau khi khởi động động cơ, chìa khóa sẽ trở về vị trí “ON” khi tay bạn đã thả chìa khóa ra.
C. Đối với động cơ Dầu Diesel:
-
Bước 1. Kéo thắng tay.
-
Bước 2. Đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian nếu xe nâng có cần nâng hạ.
-
Bước 3. Tra chìa vào ổ khóa
-
Bước 4. Bật chìa khóa sang vị trí “ON”
D. Lưu ý chung khi khởi động thang nâng người
-
Vận hành các cần điều khiển (Không được vận hành càng xe nâng trong khi đạp bàn đạp ga)
-
Nâng càng nâng lên cách mặt đất khoản 15 – 20cm nghiêng trụ nâng về phía sau hoàn toàn
-
Trong khi đạp bàn đạp cắt số/thắng, kéo cần số tiến lùi về phía trước hoặc sau, sau đó thả thắng tay và bàn đạp cắt số trong khi đạp bàn đạp ga dần dần
-
Vận hành các cần điều khiển: cần điều khiển xa nâng, cần điều khiển nghiêng để chắc chắn các cần điều khiển đều hoạt động bình thường
-
Lưu ý: Luôn sang số khi xe nâng đã được dừng hẳn để đảm bảo ăn toàn và bảo vệ các thiết bị; Không vượt quá giới hạn tốc độ; Không được nâng hàng quá tải
Bước 5: Khi dừng thang nâng người
-
Khi dừng xe bạn thả chân ra khỏi bàn đạp ga (hoặc bàn đạp điều khiển tiến lùi) và đạp thắng để giảm tốc độ xe.
-
Hạ càng nâng xuống mát sàn và nghiêng trụ nâng về phí trước khi đỗ xe. Tiếp theo kéo thắng tay và đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian.
-
Bật chìa khóa về vị trí OFF và rút chìa khóa khi không vận hành xe nâng.
-
Trong trường hợp chìa khóa đang bật ở vị trí ON thì khoảng 3 phút sau động cơ sẽ tắt và có âm thanh cảnh báo.
Bước 6: Kết thúc quá trình sử dụng
-
Đảm bảo thang nâng người đỗ đúng vị trí quy định
-
Hạ thấp hoàn toàn càng nâng xuống sàn
-
Tắt xe nâng và thực hiện tháo chìa khóa
-
Rời khỏi xe nâng sau khi đã được dừng hẳn. Luôn rời khỏi xe nâng trong khi mặt phải hướng về phía xe nâng
-
Kết thúc quá trình sử dụng
3. Hướng dẫn cách sử dụng xe nâng người
Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị và kiểm tra, người kỹ thuật sẽ bắt đầu vận hành xe nâng người để phục vụ cho công việc của mình.
3.1. Khởi động xe nâng người
Kỹ thuật viên tra khóa và mở máy để xe vào trạng thái hoạt động.
3.2. Các thao tác vận hành xe nâng người sau khởi động
Cách sử dụng xe nâng người của mỗi một loại xe nâng người sẽ khác nhau. Song các bước cơ bản để sử dụng xe thường bao gồm:
-
Kiểm tra lại các chế độ còi bấm, đèn,… và chờ hệ thống sẵn sàng.
-
Chọn các chức năng nâng theo mục đích trên bảng điều khiển.
-
Gạt cần điều khiển và kích hoạt cần điều khiển vươn đến vị trí cần thiết. (Hướng cần điều khiển ở mỗi loại xe nâng người là khác nhau vì vậy người sử dụng cần lưu ý để thao tác cho chính xác).
- Sau khi kết thúc, điều khiển xe nâng người về vị trí ban đầu, tắt máy, chờ xe dừng hoạt động và bước ra khỏi xe.
Chú ý: Người vận hành cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của từng loại xe và từng hãng. Không tự ý điều khiển theo ý mình.
4. Đảm bảo an toàn sau khi sử dụng thang nâng người
Sau quá trình sử dụng, để bảo quản thiết bị và an toàn cho người làm việc tại khu vực xung quanh thì lưu ý:
-
Đỗ xe trong khu vực được chỉ định: việc đỗ xe đúng vị trí giúp công việc của những người lao động khác không bị ảnh hưởng, không vướng chỗ hay va chạm với thiết bị khác.
-
Hạ hoàn toàn cần, trục xe nâng và áp dụng phanh dừng đỗ để người vận hành xuống xe an toàn.
-
Không để xe vẫn chạy trong khi không có người vận hành: Khi người vận hành đã dừng công việc của mình thì đồng thời cũng phải dừng xe, tắt máy. Tránh trường hợp xe vẫn chạy rất nguy hiểm với người và hàng hóa gần đó.
5. 7 lưu ý trong quá trình vận hành xe nâng người
Cách sử dụng xe nâng người đảm bảo an toàn cho xe và người sử dụng là bạn cần cần lưu ý những vấn đề cụ thể sau.
5.1. Trong quá trình sử dụng phải kiểm tra môi trường xung quanh
Một khu vực làm việc an toàn cũng quan trọng như máy móc an toàn. Vì vậy, khi làm việc người sử dụng phải kiểm tra khu vực xung quanh.
-
Người vận hành chỉ được lái xe trên khu vực được cho phép, không di chuyển xe vào khu vực khác để gây cản trở, nguy hiểm cho người làm việc ở khu vực đó.
-
Quan sát và chú ý đến tải trọng sàn tối đa cho phép, chiều cao làm việc an toàn: Không chở số người, số hàng hóa vượt quá tải trọng và quy định. Đồng thời, kiểm tra xung quanh để chắc chắn không có mối nguy hiểm tiềm ẩn nào như dây điện, đường ống khí…
-
Chú ý chiều cao, chiều dài của xe và cần nâng của xe khi ra vào tòa nhà và sàn nhà, khu vực xung quanh xem có ổn định hay có vật cản trở để tránh khi điều khiển xe.
5.2. Cách sử dụng xe nâng người an toàn là di chuyển với tốc độ an toàn
-
Xe chỉ được di chuyển với tốc độ cho phép, không được vượt quá tốc độ gây nguy hiểm cho người sử dụng và người xung quanh.
-
Giảm tốc khi di chuyển ở các góc, tránh rủi ro lật xe: khi tới các khúc cua, góc nhà cần điều chỉnh giảm tốc độ để đảm bảo an toàn.
-
Khi thực hiện thay đổi hướng hay dừng xe không giảm tốc độ đột ngột: bởi nếu giảm tốc độ đột ngột sẽ dễ gây va chạm với các phương tiện và người làm việc xung quanh.
5.3. Tránh các mối nguy hiểm có thể xảy ra
-
Không hàn lên thân xe, dùng thân xe nối mát hoặc đặt vật hàn tiếp xúc với thân xe. Vì có thể làm nổ ắc quy, chập mạch và hỏng các thiết bị điện tử trên xe như hộp điều khiển,…
-
Tránh va đập với các khu vực quanh xe: Khi di chuyển người sử dụng cần quan sát các khu vực xung quanh, tránh va chạm dễ gây hư hỏng, thiệt hại về công trình hoặc hàng hóa.
-
Tránh vận hành xe nâng người ở khu vực mặt đất không bằng phẳng, yếu: bởi những khu vực này sẽ gây nên sụt lún, cản trở khiến xe nâng người khó vận hành, di chuyển.
-
Không sử dụng xe ngoài trời khi điều kiện thời tiết không đảm bảo như: gió to…(Tốc độ gió ≥45km/h)
-
Khi vận hành xe gần đường dây điện phải đảm bảo khoảng cách an toàn:
-
Nhỏ hơn hoặc bằng 300V, không tiếp xúc;
-
Lớn hơn 300V đến 50KV: cách 3m;
-
Lớn hơn 50KV đến 200KV: cách 5m;
-
Lớn hơn 200KV đến 350KV: cách 6m;
-
Lớn hơn 350 KV đến 500KV: cách 8m
-
-
Lưu ý lái xe trên đường dốc: khi điều khiển xe ở các đoạn đường dốc cần điều chỉnh tốc độ hợp lý tránh hiện tượng trôi xe khi xuống dốc hay ỳ xe khi lên dốc.
5.4. Đảm bảo tải trọng của người và thiết bị trên xe ổn định, an toàn
Tải trọng phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự an toàn cho thiết bị và người sử dụng.
-
Xe chỉ nâng người, hạn chế nâng hàng hóa không phù hợp: Bởi chức năng chính của xe nâng người là để vận hành người lên cao nên rất hạn chế để nâng thêm hàng hóa đi kèm. Đặc biệt, là hàng hóa nặng, cồng kềnh sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
-
Công suất, trọng lượng người, dụng cụ không vượt quá khả năng tải của xe: Người vận hành xe chỉ được sử dụng với tải trọng phù hợp, công suất định mức, tránh làm giảm tuổi thọ thọ của thiết bị và nguy hiểm cho cả người sử dụng.
5.5. Đảm bảo tầm nhìn trong quá trình vận hành thang nâng người
-
Không cho phép bất cứ ai đứng hoặc di chuyển gần xe nâng khi đang vận hành: Bởi trong quá trình vận hành, xe thường liên tục di chuyển dễ gây va chạm, thương tích cho người đứng gần.
-
Đảm bảo người điều khiển quan sát được xung quanh khi xe di chuyển. Đảm bảo tầm nhìn rộng, quan sát rõ ràng, không bị vướng.
-
Nếu tầm nhìn hạn chế nên dừng xe để đảm bảo an toàn. Hoặc yêu cầu một người hỗ trợ để quan sát xung quanh nếu muốn tiếp tục sử dụng.
5.6. Đảm bảo năng lượng xe được cung cấp đầy đủ
-
Xe nâng người phải được cung cấp đầy đủ nhiên liệu hoặc năng lượng trước khi vận hành, tránh gián đoạn công việc. Cần sạc điện đầy đủ cho ắc quy, và đảm bảo ắc quy đầy điện trước khi sử dụng. Không được sử dụng khi xe đang sạc điện.
-
Khi không sử dụng nên tắt xe nâng để tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng, tránh hao mòn thiết bị.
-
Với động cơ sử dụng xăng dầu, tránh tiếp xúc với lửa hoặc tia lửa điện bởi có thể sẽ gây nên cháy nổ. Quá trình tiếp nhiên liệu phải được thực hiện ở nơi thông thoáng để đảm bảo an toàn.
Với tất cả những lưu ý trên sẽ giúp người sử dụng đạt hiệu quả cao trong công việc và đặc biệt an toàn trong quá trình vận hành.