Categories: TIN TỨC

Cấp bằng lái xe mô tô hạng A1 cho người dân tộc thiểu số không biết đọc tiếng Việt

Nhằm tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt có Giấy phép lái xe theo quy định, UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định số 19/2021/QĐ-UBND quy định về hình thức đào tạo, nội dung và phương án tổ chức sát hạch thi bằng lái xe máy a1, máy kéo nhỏ hạng A4.

Theo quyết định này, đồng bào DTTS trên địa bàn không biết đọc, viết tiếng Việt đủ điều kiện lái xe có nhu cầu học, sát hạch lấy Giấy phép lái xe mô tô hai bánh hạng A1 sẽ nộp hồ sơ theo mẫu quy định tại các cơ sở đào tạo do Sở Giao thông Vận tải tỉnh cấp phép.

Cấp bằng lái xe mô tô hạng A1 cho người dân tộc thiểu số không biết đọc tiếng Việt

Thí sinh tham gia kỳ sát hạch sẽ được học lý thuyết và thực hành, sau đó tiến hành thi. Hình thức giảng dạy chủ yếu bằng hình ảnh trực quan, tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, mô hình, sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông đường bộ; hỏi – đáp là chính và thực hành làm mẫu để thực hiện nội dung chương trình đào tạo lái xe.

Về nội dung sát hạch lý thuyết, mỗi đề sát hạch lái xe mô tô hai bánh hạng A1 hoặc sát hạch lái xe máy kéo nhỏ hạng A4 có 15 câu hỏi, mỗi câu hỏi trong đề sát hạch có từ hai đến bốn ý trả lời và chỉ có một ý trả lời đúng, mỗi câu tính 1 điểm.

Thời gian thi sát hạch trong 15 phút với thang điểm tối đa là 15 điểm. Thí sinh thi sát hạch lý thuyết bằng phương pháp trắc nghiệm trên giấy, mỗi thí sinh chọn ngẫu nhiên một đề sát hạch trong bộ đề. Một sát hạch viên đọc và chỉ vào từng câu hỏi, thí sinh quan sát trực tiếp trên đề sát hạch và chọn ý trả lời cho câu hỏi; sát hạch viên còn lại đánh dấu nhân (x) vào ô tương ứng mà thí sinh chọn trên bài sát hạch lý thuyết.

Đối với nội dung sát hạch lý thuyết, điểm đánh giá “Đạt” khi thí sinh trả lời có tổng số câu trả lời đạt từ 12 điểm trở lên (bao gồm câu điểm “liệt”) đối với sát hạch lái xe mô tô hai bánh hạng A1 và từ 14 điểm trở lên (bao gồm câu điểm “liệt”) đối với sát hạch lái xe máy kéo nhỏ hạng A4. Trường hợp thí sinh trả lời sai câu điểm “liệt” hoặc không đạt số điểm quy định sẽ đánh giá “Không đạt” ở phần sát hạch lý thuyết.

Riêng với phần sát hạch thực hành lái xe, các nội dung được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Để tạo thuận lợi cho thí sinh, quy định cũng nêu rõ, trường hợp thí sinh không nói, nghe được tiếng Việt phải có người phiên dịch. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đúng, đủ câu hỏi của sát hạch viên và câu trả lời của thí sinh. Sau khi hoàn thành phần thi, thí sinh điểm chỉ tại vị trí ký tên trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe, bài sát hạch lý thuyết, biên bản sát hạch thực hành lái xe.

Daynghedaivietphat

Xuất thân từ chuyên ngành công nghệ ô tô và nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục học. Ước muốn được thành lập Trường nghề chuyên nghiệp ở Việt Nam nhằm thoả mãn sự đam mê và tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Recent Posts

Hệ thống an toàn được thiết kế trên cần trục chan đế

Hệ thống an toàn trên đế cần trục chân đế rất quan trọng để đảm…

2 tuần ago

Các bước vận hành an toàn cân trục chân đế

Vận hành chân đế của cần trục tháp là rất quan trọng để duy trì…

2 tuần ago

Cấu tạo của cầu trục chân đế

Đế của cần trục tháp đóng vai trò là nền tảng và kết cấu đỡ…

2 tuần ago

Hệ thống an toàn được thiết kế trên cần trục tháp

Cần cẩu tháp được trang bị nhiều hệ thống an toàn khác nhau được thiết…

2 tuần ago

Hướng dẫn vận hành cần trục tháp cẩu

Việc điều khiển cần trục tháp đòi hỏi kỹ năng, độ chính xác và sự…

2 tuần ago

Các bước chuẩn bị để vận hành cần trục tháp an toàn

Việc vận hành cần trục tháp một cách an toàn đòi hỏi sự chú ý…

2 tuần ago