Contents
- 1 600 CÂU LÝ THUYẾT Ô TÔ
- 2 600 CÂU HỎI
- 2.1 DÙNG ĐỂ HỌC & THI SÁT HẠCH CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
- 2.2 KHÁI NIỆM
- 2.2.0.1 – Người lái xe được hiểu: Là người điều khiển xe cơ giới.
- 2.2.0.2 – Khái niệm “Phương tiên giao thông thô sơ đường bộ” gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
- 2.2.0.3 – Khái niệm “Phương tiên giao thông cơ giới đường bộ” gồm xe ô tô; máy kéo; rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
- 2.2.0.4 – Khái niệm “Phương tiên tham gia giao thông cơ giới đường bộ” gồm Phương tiên giao thông cơ giới, thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng.
- 2.2.0.5 – Khái niệm “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm: Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
- 2.2.0.6 – Khái niệm “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”: Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
- 2.2.0.7 – Khái niệm “Người điều khiển giao thông”: là cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
- 2.2.0.8 – Khái niệm “dừng xe”: là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
- 2.2.0.9 – Khái niệm “đỗ xe”: là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
- 2.2.0.10 – Khái niệm “làn đường”: là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
- 2.2.0.11 – “Phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại”: phần đường xe chạy.
- 2.2.0.12 – Khái niệm “khổ giới hạn của đường bộ”: là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
- 2.2.0.13 – Khái niệm “dải phân cách trên đường bộ” gồm loại cố định và di động.
- 2.2.0.14 – Khái niệm “đường ưu tiên” là đường được các phương tiên giao thông đến từ các hướng khác nhường đường.
- 2.2.0.15 – Khái niệm “đường cao tốc” là đường dành riêng cho xe ô tô và một số xe chuyên dùng được phép đi vào theo quy định của Luật giao thông đường bộ. Có dải phân cách phân chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt mà dải phân cách này xe không đi được lên trên; không giao nhau cùng mức với một hoặc một số đường khác. Được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
- 2.3 CÔNG DỤNG
- 2.3.0.1 – Công dụng của động cơ xe ô tô: khi làm việc, nhiệt năng được biến đổi thành cơ năng làm trục khuỷu động cơ quay, truyền lực đến các bánh xe chủ động tạo ra chuyển động tịnh tiến cho xe ô tô.
- 2.3.0.2 – Công dụng hệ thống truyền lực của xe ô tô: dùng để truyền mô men quay từ động cơ tới các bánh xe chủ động của xe ô tô.
- 2.3.0.3 – Công dụng ly hợp (côn) của xe ô tô: dùng để truyền hoặc ngắt truyền động từ động cơ đến hộp số của xe ô tô.
- 2.3.0.4 – Công dụng hộp số của xe ô tô: truyền và thay đổi mô men từ động cơ đến các bánh xe chủ động, cắt truyền động từ động cơ đến các bánh xe chủ động, đảm bảo cho xe ô tô chuyển động lùi.
- 2.3.0.5 – Công dụng hệ thống lái của xe ô tô: dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho xe ô tô chuyển động ổn định theo hướng xác định.
- 2.3.0.6 – Công dụng hệ thống phanh của xe ô tô: dùng để giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô và giữ cho xe ô tô đứng yên trên dốc.
- 2.3.0.7 – Niên hạn sử dụng của xe ô tô tải (tính bắt đầu từ năm sản xuất): 25 năm
- 2.3.0.8 – Niên hạn sử dụng của xe ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi (tính bắt đầu từ năm sản xuất): 20 năm
- 2.3.0.9 – Âm lượng của còi điện lắp trên xe ô tô (đo ở độ cao 1.2 mét với khoảng cách 2 mét tính từ đầu xe): không nhỏ hơn 90dB (A), không lớn hơn 115 dB (A)
- 2.3.0.10 – Hàng nguy hiểm: là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm, khi chở trên đường có khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường an toàn và an ninh quốc gia.
- 2.4 BIỂN BÁO CẤM
- 2.5 Biển Báo Cấm: có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen.
- 2.5.1 Tác dụng
- 2.5.2 Nhóm Biển Báo Cấm
- 2.5.3 Đường cấm
- 2.5.4 Cấm đi ngược chiều
- 2.5.5 Cấm ô tô
- 2.5.6 Cấm ô tô rẽ phải
- 2.5.7 Cấm ô tô rẽ trái
- 2.5.8 Cấm mô tô
- 2.5.9 Cấm ô tô & mô tô
- 2.5.10 Cấm xe tải
- 2.5.11 Cấm xe tải từ 2.5 tấn
- 2.5.12 Cấm xe chở hàng nguy hiểm
- 2.5.13 Cấm xe ô tô khách và ô tô tải
- 2.5.14 Cấm xe ô tô, máy kéo kéo moóc và sơ mi rơ moóc
- 2.5.15 Cấm máy kéo
- 2.5.16 Cấm đi xe đạp
- 2.5.17 Cấm xe đạp thồ
- 2.5.18 Cấm xe lam
- 2.5.19 Cấm xe lôi máy
- 2.5.20 Cấm xe 3 bánh loại không có động cơ
- 2.5.21 Cấm người đi bộ
- 2.5.22 Cấm xe người kéo, đẩy
- 2.5.23 Cấm xe xúc vật kéo
- 2.5.24 Hạn chế trọng lượng xe
- 2.5.25 Hạn chế trọng lượng trên trục xe
- 2.5.26 Hạn chế chiều cao
- 2.5.27 Hạn chế chiều ngang
- 2.5.28 Hạn chế chiều dài ô tô
- 2.5.29 Hạn chế chiều dài ô tô, máy kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc
- 2.5.30 Cự ly tối thiểu giữa 2 xe
- 2.5.31 Dừng Lại
- 2.5.32 Cấm rẽ trái
- 2.5.33 Cấm rẽ phải
- 2.5.34 Cấm quay đầu xe
- 2.5.35 Cấm ô tô quay đầu xe
- 2.5.36 Cấm rẽ trái và quay đầu xe
- 2.5.37 Cấm rẽ phải và quay đầu xe
- 2.5.38 Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe
- 2.5.39 Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe
- 2.5.40 Cấm vượt
- 2.5.41 Cấm ô tô tải vượt
- 2.5.42 Tốc tối đa cho phép
- 2.5.43 Cấm sử dụng còi
- 2.5.44 Kiểm tra
- 2.5.45 Cấm dừng đỗ xe
- 2.5.46 Cấm đỗ xe
- 2.5.47 Cấm đỗ xe ngày lẻ
- 2.5.48 Cấm đỗ xe ngày chẵn
- 2.5.49 Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp
- 2.5.50 Hết cấm vượt
- 2.5.51 Hết hạn chế tốc độ tối đa
- 2.5.52 Hết tất cả các lệnh cấm
- 2.5.53 Cấm đi thẳng
- 2.5.54 Cấm rẽ trái và rẽ phải
- 2.5.55 Cấm đi thẳng và rẽ trái
- 2.5.56 Cấm đi thẳng và rẽ phải
- 2.5.57 Cấm xe công nông
- 2.6 BIỂN BÁO NGUY HIỂM
- 2.7 Biển Báo Nguy Hiểm: có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen.
- 2.8 NHÓM BIỂN BÁO NGUY HIỂM
- 2.8.1 Biển số W.201(a,b) “Chỗ ngoặt nguy hiểm”
- 2.8.2 Biển số W.201(c,d) “Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe”
- 2.8.3 Biển số W.202(a,b) “Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp”
- 2.8.4 Biển số W.203(a,b,c) “Đường bị thu hẹp”
- 2.8.5 Biển số W.204 “Đường hai chiều”
- 2.8.6 Biển số W.205(a,b,c,d,e) “Đường giao nhau”
- 2.8.7 Biển số W.206 “Giao nhau chạy theo vòng xuyến”
- 2.8.8 Biển số W.207(a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l) “Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh)”
- 2.8.9 Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính)”
- 2.8.10 Biển số W.209 “Giao nhau có tín hiệu đèn”
- 2.8.11 Biển số W.210 “Giao nhau với đường sắt có rào chắn”
- 2.8.12 Biển số W.211a “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”
- 2.8.13 Biển số W.211b “Giao nhau với đường tàu điện”
- 2.8.14 Biển số W.212 “Cầu hẹp”
- 2.8.15 Biển số W.213 “Cầu tạm”
- 2.8.16 Biển số W.214 “Cầu quay – cầu cất”
- 2.8.17 Biển số W.215a “Kè, vực sâu phía trước”, biển số W.215b “Kè, vực sâu bên đường phía bên phải” và biển số W.215c “Kè, vực sâu bên đường phía bên trái”
- 2.8.18 Biển số W.216a “Đường ngầm” và biển số W.216b “Đường ngầm có nguy cơ lũ quét”
- 2.8.19 Biển số W.217 “Bến phà”
- 2.8.20 Biển số W.218 “Cửa chui”
- 2.8.21 Biển số W.219 “Dốc xuống nguy hiểm”
- 2.8.22 Biển số W.220 “Dốc lên nguy hiểm”
- 2.8.23 Biển số W.221(a,b) “Đường không bằng phẳng”
- 2.8.24 Biển số W.222a “Đường trơn” và Biển số W.222b “Lề đường nguy hiểm”
- 2.8.25 Biển số W.223(a,b) “Vách núi nguy hiểm”
- 2.8.26 Biển số W.224 “Đường người đi bộ cắt ngang”
- 2.8.27 Biển số W.225 “Trẻ em”
- 2.8.28 Biển số W.226 “Đường người đi xe đạp cắt ngang”
- 2.8.29 Biển số W.227 “Công trường”
- 2.8.30 Biển số W.228(a,b) “Đá lở” và biển số W.228c “Sỏi đá bắn lên” và biển số W.228d “Nền đường yếu”
- 2.8.31 Biển số W.229 “Dải máy bay lên xuống”
- 2.8.32 Biển số W.230 “Gia súc”
- 2.8.33 Biển số W.231 “Thú rừng vượt qua đường”
- 2.8.34 Biển số W.232 “Gió ngang”
- 2.8.35 Biển số W.233 “Nguy hiểm khác”
- 2.8.36 Biển số W.234 “Giao nhau với đường hai chiều”
- 2.8.37 Biển số W.235 “Đường đôi”
- 2.8.38 Biển số W.236 “Kết thúc đường đôi”
- 2.8.39 Biển số W.237 “Cầu vồng”
- 2.8.40 Biển số W.238 “Đường cao tốc phía trước”
- 2.8.41 Biển số W.239a “Đường cáp điện ở phía trên”; Biển số W.239b “Chiều cao tĩnh không thực tế”
- 2.8.42 Biển số W.240 “Đường hầm”
- 2.8.43 Biển số W.241 “Ùn tắc giao thông”
- 2.8.44 Biển số W.242(a,b) “Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ”
- 2.8.45 Biển số W.243(a,b,c) “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ”
- 2.8.46 Biển số W.244 “Đoạn đường hay xảy ra tai nạn”
- 2.8.47 Biển số W.245(a,b) “Đi chậm”
- 2.8.48 Biển số W.246(a,b,c) “Chú ý chướng ngại vật”
- 2.8.49 Biển số W.247 “Chú ý xe đỗ”
- 2.9 BIỂN BÁO HIỆU LỆNH
- 2.10 BIỂN CHỈ DẪN
- 2.11 BIỂN BÁO PHỤ
- 2.12 Các loại biển báo cấm có biển phụ
- 2.12.1 Biển phụ số 501 (phạm vi có hiệu lực của biển)
- 2.12.2 Biển phụ số 502 (Khoảng cách này chỉ đến nơi được cảnh báo)
- 2.12.3 Biển phụ 503e (chỉ hướng tác dụng của biển chính)
- 2.12.4 Biển phụ 504 (chỉ có hiệu lực của biển là ở làn đường nào)
- 2.12.5 Biển phụ 505a (chỉ loại xe có chịu hiệu lực của biển chính)
- 2.12.6 Biển phụ 506a, 506b (chỉ hướng có đường ưu tiên)
- 2.12.7 Biển phụ 508a, 508b (chỉ thời gian trong khung giờ có hiệu lực)
- 2.13 BIẾN BÁO MÔ TẢ
- 2.14 VẠCH KẺ ĐƯỜNG
- 2.15 TỐC ĐỘ TỐI ĐA CHO PHÉP
600 CÂU LÝ THUYẾT Ô TÔ
KHÁI NIỆM
600 CÂU HỎI
DÙNG ĐỂ HỌC & THI SÁT HẠCH CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
KHÁI NIỆM
– Người lái xe được hiểu: Là người điều khiển xe cơ giới.
– Khái niệm “Phương tiên giao thông thô sơ đường bộ” gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
– Khái niệm “Phương tiên giao thông cơ giới đường bộ” gồm xe ô tô; máy kéo; rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
– Khái niệm “Phương tiên tham gia giao thông cơ giới đường bộ” gồm Phương tiên giao thông cơ giới, thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng.
– Khái niệm “Người tham gia giao thông đường bộ” gồm: Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
– Khái niệm “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”: Người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
– Khái niệm “Người điều khiển giao thông”: là cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
– Khái niệm “dừng xe”: là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
– Khái niệm “đỗ xe”: là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
– Khái niệm “làn đường”: là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
– “Phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại”: phần đường xe chạy.
– Khái niệm “khổ giới hạn của đường bộ”: là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
– Khái niệm “dải phân cách trên đường bộ” gồm loại cố định và di động.
– Khái niệm “đường ưu tiên” là đường được các phương tiên giao thông đến từ các hướng khác nhường đường.
– Khái niệm “đường cao tốc” là đường dành riêng cho xe ô tô và một số xe chuyên dùng được phép đi vào theo quy định của Luật giao thông đường bộ. Có dải phân cách phân chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt mà dải phân cách này xe không đi được lên trên; không giao nhau cùng mức với một hoặc một số đường khác. Được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
CÔNG DỤNG
– Công dụng của động cơ xe ô tô: khi làm việc, nhiệt năng được biến đổi thành cơ năng làm trục khuỷu động cơ quay, truyền lực đến các bánh xe chủ động tạo ra chuyển động tịnh tiến cho xe ô tô.
– Công dụng hệ thống truyền lực của xe ô tô: dùng để truyền mô men quay từ động cơ tới các bánh xe chủ động của xe ô tô.
– Công dụng ly hợp (côn) của xe ô tô: dùng để truyền hoặc ngắt truyền động từ động cơ đến hộp số của xe ô tô.
– Công dụng hộp số của xe ô tô: truyền và thay đổi mô men từ động cơ đến các bánh xe chủ động, cắt truyền động từ động cơ đến các bánh xe chủ động, đảm bảo cho xe ô tô chuyển động lùi.
– Công dụng hệ thống lái của xe ô tô: dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho xe ô tô chuyển động ổn định theo hướng xác định.
– Công dụng hệ thống phanh của xe ô tô: dùng để giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô và giữ cho xe ô tô đứng yên trên dốc.
– Niên hạn sử dụng của xe ô tô tải (tính bắt đầu từ năm sản xuất): 25 năm
– Niên hạn sử dụng của xe ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi (tính bắt đầu từ năm sản xuất): 20 năm
– Âm lượng của còi điện lắp trên xe ô tô (đo ở độ cao 1.2 mét với khoảng cách 2 mét tính từ đầu xe): không nhỏ hơn 90dB (A), không lớn hơn 115 dB (A)
– Hàng nguy hiểm: là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm, khi chở trên đường có khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường an toàn và an ninh quốc gia.
BIỂN BÁO CẤM
Biển Báo Cấm: có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen.
Tác dụng
-
Để biểu thị các điều cấm.
-
Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo hiệu.
Nhóm Biển Báo Cấm
Đường cấm
Cấm đi ngược chiều
Cấm ô tô
Cấm ô tô rẽ phải
Cấm ô tô rẽ trái
Cấm mô tô
Cấm ô tô & mô tô
Cấm xe tải
Cấm xe tải từ 2.5 tấn
Cấm xe chở hàng nguy hiểm
Cấm xe ô tô khách và ô tô tải
Cấm xe ô tô, máy kéo kéo moóc và sơ mi rơ moóc
Cấm máy kéo
Cấm đi xe đạp
Cấm xe đạp thồ
Cấm xe lam
Cấm xe lôi máy
Cấm xe 3 bánh loại không có động cơ
Cấm người đi bộ
Cấm xe người kéo, đẩy
Cấm xe xúc vật kéo
Hạn chế trọng lượng xe
Hạn chế trọng lượng trên trục xe
Hạn chế chiều cao
Hạn chế chiều ngang
Hạn chế chiều dài ô tô
Hạn chế chiều dài ô tô, máy kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc
Cự ly tối thiểu giữa 2 xe
Dừng Lại
Cấm rẽ trái
Cấm rẽ phải
Cấm quay đầu xe
Cấm ô tô quay đầu xe
Cấm rẽ trái và quay đầu xe
Cấm rẽ phải và quay đầu xe
Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe
Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe
Cấm vượt
Cấm ô tô tải vượt
Tốc tối đa cho phép
Cấm sử dụng còi
Kiểm tra
Cấm dừng đỗ xe
Cấm đỗ xe
Cấm đỗ xe ngày lẻ
Cấm đỗ xe ngày chẵn
Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp
Hết cấm vượt
Hết hạn chế tốc độ tối đa
Hết tất cả các lệnh cấm
Cấm đi thẳng
Cấm rẽ trái và rẽ phải
Cấm đi thẳng và rẽ trái
Cấm đi thẳng và rẽ phải
Cấm xe công nông
BIỂN BÁO NGUY HIỂM
Biển Báo Nguy Hiểm: có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen.
Tác dụng:
-
Dùng để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
-
Dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới biết trước tính chất của sự nguy hiểm trên tuyến đường để phòng ngừa, khi gặp biển báo nguy hiểm người lái xe phải giảm tốc độ.
NHÓM BIỂN BÁO NGUY HIỂM
Biển số W.201(a,b) “Chỗ ngoặt nguy hiểm”
Nội dung biển báo: – Biển số W.201a chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái; – Biển số W.201b chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải.
Biển số W.201(c,d) “Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp đến chỗ ngoặt nguy hiểm có khả năng gây lật các xe có trọng tâm cao và trọng tải lớn như xe tải, xe buýt giường nằm, xe chở chất lỏng, v.v… đặt biển số W.201(c,d):
Biển số W.202(a,b) “Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp đến hai chỗ ngoặt ngược chiều nhau liên tiếp, đặt biển số W.202 (a,b):
Biển số W.203(a,b,c) “Đường bị thu hẹp”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp đến một đoạn đường bị thu hẹp đột ngột, đặt biển số W.203(a,b,c). Đoạn đường bị thu hẹp là đoạn đường mà phần xe chạy bị thu hẹp lại, các làn xe đi ngược chiều nhau gặp khó khăn, nguy hiểm và khả năng thông qua giảm đột ngột so với đoạn đường trước đó.
Biển số W.204 “Đường hai chiều”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp đến đoạn đường do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường mà phải tổ chức đi lại cho phương tiện cả hai chiều trên phía đường còn lại hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hoặc đoạn đường có chiều xe đi và về đi chung thì đặt biển số W.204 “Đường hai chiều”.
Biển số W.205(a,b,c,d,e) “Đường giao nhau”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng, đặt biển số W.205(a,b,c,d,e) “Đường giao nhau”. Biển được đặt trước nơi đường giao nhau ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị là chủ yếu. Trong nội thành, nội thị có thể châm chước không đặt biển này.
Biển số W.206 “Giao nhau chạy theo vòng xuyến”
Nội dung biển báo: Để báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao, các loại xe qua nút giao phải đi vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều mũi tên, đặt biển số W.206 “Giao nhau chạy theo vòng xuyến”. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
Biển số W.207(a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l) “Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh)”
Nội dung biển báo: Trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên, đặt biển số W.207(a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l). Tùy theo hình dạng nơi giao nhau và hướng đường ưu tiên hay không ưu tiên để chọn kiểu biển hoặc vẽ hình dạng hình vẽ cho phù hợp với thực tế nút giao. Tại chỗ đường giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc tương tự, tùy theo điều kiện giao thông có thể xem xét sử dụng biển số W.207 khi cần thiết.
Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính)”
Nội dung biển báo: Trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên, đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
Biển số W.209 “Giao nhau có tín hiệu đèn”
Nội dung biển báo: Để báo trước nơi giao nhau có điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn trong trường hợp người tham gia giao thông khó quan sát thấy đèn để kịp thời xử lý, đặt biển số W.209 “Giao nhau có tín hiệu đèn”. Trường hợp dễ dàng nhận biết đèn tín hiệu thì không nên đặt biển số W.209.
Biển số W.210 “Giao nhau với đường sắt có rào chắn”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay rào chắn nửa kín và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông, đặt biển số W.210 “Giao nhau với đường sắt có rào chắn”.
Biển số W.211a “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông, đặt biển số W.211a “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”.
Biển số W.211b “Giao nhau với đường tàu điện”
Nội dung biển báo: Để chỉ nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường tàu điện, đặt biển số W.211b “Giao nhau với đường tàu điện”. Chỉ cần thiết phải đặt biển này khi đường tàu điện không được nhìn thấy rõ ràng và kịp thời.
Biển số W.212 “Cầu hẹp”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp đến cầu hẹp là loại cầu có chiều rộng phần xe chạy nhỏ hơn hoặc bằng 4,50 m, đặt biển số W.212 “Cầu hẹp”. Khi qua các cầu này lái xe phải đi chậm, quan sát, nhường nhau và dừng lại chờ ở hai đầu cầu.
Biển số W.213 “Cầu tạm”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp đến cầu tạm là loại cầu được làm để sử dụng tạm thời cho xe cộ qua lại, đặt biển số W.213 “Cầu tạm”.
Biển số W.214 “Cầu quay – cầu cất”
Nội dung biển báo: Để báo phía trước gặp cầu quay, cầu cất là loại cầu trong từng thời gian có cắt giao thông đường bộ bằng cách quay hoặc nâng nhịp thông thuyền để cho tàu thuyền qua lại, đặt biển số W.214 “Cầu quay – cầu cất”. Các phương tiện đi trên đường bộ phải dừng lại chờ đợi.
Biển số W.215a “Kè, vực sâu phía trước”, biển số W.215b “Kè, vực sâu bên đường phía bên phải” và biển số W.215c “Kè, vực sâu bên đường phía bên trái”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp tới những vị trí có kè chắn vực sâu hoặc sông suối ở phía trước hoặc đi sát đường, cần đề phòng tình huống nguy hiểm rơi xuống vực sâu hoặc sông suối (thường có ở những chỗ ngoặt nguy hiểm), đặt biển số W.215a “Kè, vực sâu phía trước” hoặc biển số W.215b “Kè, vực sâu bên đường phía bên phải” hoặc biển số W.215c “Kè, vực sâu bên đường phía bên trái”. Trong trường hợp đường đã có tường bảo vệ, hộ lan thì không nhất thiết đặt biển này.
Biển số W.216a “Đường ngầm” và biển số W.216b “Đường ngầm có nguy cơ lũ quét”
Nội dung biển báo: Để báo trước những vị trí có đường ngầm (đường tràn) phải đặt biển số W.216a “Đường ngầm”. Trường hợp đường ngầm thường xuyên có lũ quét phải đặt biển số W.216b “Đường ngầm có nguy cơ lũ quét”. Khi cần thiết thì đặt thêm biển phụ có chữ “LŨ” bên dưới biển này.
Biển số W.217 “Bến phà”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp đến bến phà, phải đặt biển số W.217 “Bến phà”. Người tham gia giao thông phải tuân theo nội quy bến phà.
Biển số W.218 “Cửa chui”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp đến đường có cổng chắn ngang, kiểu cổng như cổng thành, cầu vượt đường bộ dạng cầu vòm, v.v… mà có ảnh hưởng đến giao thông, đặt biển số W.218 “Cửa chui”.
Biển số W.219 “Dốc xuống nguy hiểm”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp tới đoạn đường xuống dốc nguy hiểm, đặt biển số W.219 “dốc xuống nguy hiểm”.
Biển số W.220 “Dốc lên nguy hiểm”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp tới đoạn đường lên dốc nguy hiểm, đặt biển số W.220 “dốc lên nguy hiểm”.
Biển số W.221(a,b) “Đường không bằng phẳng”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp tới đoạn đường có mặt đường không bằng phẳng, lồi lõm, v.v… xe chạy với tốc độ cao sẽ nguy hiểm, đặt biển số W.221(a,b):
Biển số W.222a “Đường trơn” và Biển số W.222b “Lề đường nguy hiểm”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp tới đoạn đường có thể xảy ra trơn trượt đặc biệt là khi thời tiết xấu, mưa phùn, đặt biển số W.222a báo hiệu “Đường trơn”. Khi gặp biển này, tốc độ xe chạy phải giảm phù hợp và người tham gia giao thông phải thận trọng. Để báo những nơi lề đường không ổn định, khi xe đi vào dễ gây văng đất đá hoặc bánh xe quay tại chỗ, đặt biển số W.222b “Lề đường nguy hiểm”.
Biển số W.223(a,b) “Vách núi nguy hiểm”
Nội dung biển báo: Để báo hiệu đường đi sát vách núi, đặt biển báo nguy hiểm số W.223(a,b) “Vách núi nguy hiểm”. Biển dùng để báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông phải cẩn thận. Biển đặt ở nơi sắp vào đoạn đường đi sát vách núi vừa hẹp vừa hạn chế tầm nhìn. Khi dùng biển cần chú ý vách núi nằm ở bên trái hay bên phải đường để đặt biển W.223a hoặc biển W.223b cho phù hợp.
Biển số W.224 “Đường người đi bộ cắt ngang”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp tới phần đường dành cho người đi bộ sang qua đường, đặt biển số W.224 “Đường người đi bộ cắt ngang”. Gặp biển này các xe phải giảm tốc độ, nhường ưu tiên cho người đi bộ và chỉ được chạy xe khi không gây nguy hiểm cho người đi bộ.
Biển số W.225 “Trẻ em”
Nội dung biển báo: Để báo trước là gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập trên đường như ở vườn trẻ, trường học, câu lạc bộ, đặt biển số W.225 “Trẻ em”.
Biển số W.226 “Đường người đi xe đạp cắt ngang”
Nội dung biển báo: Để báo trước là gần tới vị trí thường có người đi xe đạp từ những đường nhỏ cắt ngang qua hoặc từ đường dành cho xe đạp đi nhập vào đường ôtô, đặt biển số W.226 “Đường người đi xe đạp cắt ngang”.
Biển số W.227 “Công trường”
Nội dung biển báo: Để báo trước gần tới đoạn đường đang tiến hành thi công sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có người và máy móc đang làm việc trên mặt đường, đặt biển số W.227 báo hiệu “Công trường”.Khi gặp biển báo này tốc độ xe chạy phải giảm cho thích hợp, không gây nguy hiểm cho người và máy móc trên đoạn đường đó.
Biển số W.228(a,b) “Đá lở” và biển số W.228c “Sỏi đá bắn lên” và biển số W.228d “Nền đường yếu”
Nội dung biển báo: Để báo trước gần tới đoạn đường có hiện tượng đất đá từ trên ta luy dương sụt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường, đặc biệt là ở những đoạn đường miền núi, đặt biển số W.228(a,b) “Đá lở”. Chiều dài của đoạn nguy hiểm, sử dụng biển số S.501 “Phạm vi tác dung của biển” đặt dưới biển chính. Khi sử dụng biển này
Biển số W.229 “Dải máy bay lên xuống”
Nội dung biển báo: Để báo trước đoạn đường ở vùng sát đường băng sân bay và cắt ngang qua hướng máy bay lên xuống ở độ cao không lớn, đặt biển số W.229 “dải máy bay lên xuống”. Nếu cần thiết, tại những vị trí này phải điều khiển giao thông bằng tín hiệu cờ và đèn đỏ hoặc hiệu lệnh bằng tay của người chỉ huy giao thông.
Biển số W.230 “Gia súc”
Nội dung biển báo: Để báo trước gần tới đoạn đường thường có gia súc thả rông hoặc lùa qua ngang đường, đường ở vùng đồng cỏ của nông trường chăn nuôi, vùng thảo nguyên,… đặt biển số W.230 “Gia súc”. Người tham gia giao thông có trách nhiệm đi chậm, quan sát và dừng lại bảo đảm cho gia súc có thể qua đường không bị nguy hiểm.
Biển số W.231 “Thú rừng vượt qua đường”
Nội dung biển báo: Để báo trước gần tới đoạn đường thường có thú rừng qua đường như đường đi qua rừng hay khu vực bảo tồn thiên nhiên cấm săn bắn, đặt biển số W.231 “Thú rừng vượt qua đường”. Chiều dài của đoạn đường này được chỉ dẫn bằng biển số S.501 “Phạm vi tác dụng của biển” đặt bên dưới biển chính, người tham gia giao thông phải đi chậm, chú ý quan sát hai bên đường và thận trọng đề phòng tai nạn.
Biển số W.232 “Gió ngang”
Nội dung biển báo: Để báo trước gần tới đoạn đường thường có gió ngang thổi mạnh gây nguy hiểm, đặt biển số W.232 “Gió ngang”. Người tham gia giao thông cần phải điều chỉnh tốc độ xe chạy cho thích hợp, đề phòng gió thổi mạnh gây lật xe.
Biển số W.233 “Nguy hiểm khác”
Nội dung biển báo: Nếu trên đường có những nguy hiểm mà không thể vận dụng được các kiểu biển từ biển số W.201a đến biển số W.232 theo quy định từ phần C.1 đến phần C.32 Phụ lục này, đặt biển số W.233 “Nguy hiểm khác”.
Biển số W.234 “Giao nhau với đường hai chiều”
Nội dung biển báo: Trên đường một chiều, để báo trước sắp đến vị trí giao nhau với đường hai chiều, đặt biển số W.234 “Giao nhau với đường hai chiều”. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
Biển số W.235 “Đường đôi”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp đến đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng, đặt biển số W.235 “Đường đôi”. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
Biển số W.236 “Kết thúc đường đôi”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp kết thúc đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng, đặt biển số W.236 “Kết thúc đường đôi”. Đường hai chiều được phân chia bằng vạch sơn không phải đặt biển này. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
Biển số W.237 “Cầu vồng”
Nội dung biển báo: Dùng để nhắc nhở lái xe phải thận trọng. Biển đặt ở trên đoạn đường sắp đến công trình có độ vồng lớn ảnh hưởng tới tầm nhìn.
Biển số W.238 “Đường cao tốc phía trước”
Nội dung biển báo: Biển số W.238 được đặt trên đường nhánh nhập vào đường cao tốc để báo cho các phương tiện đi trên đường này biết có “Đường cao tốc phía trước”.
Biển số W.239a “Đường cáp điện ở phía trên”; Biển số W.239b “Chiều cao tĩnh không thực tế”
Nội dung biển báo: Ở những nơi có đường dây điện cắt ngang phía trên tuyến đường, đặt biển số W.239a “Đường cáp điện ở phía trên” và kèm theo biển số S.509a “Chiều cao an toàn” ở phía dưới. Để báo chiều cao tĩnh không thực tế của các vị trí có khoảng cách từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của chướng ngại vật bị giới hạn phải đặt biển W.239b “Chiều cao tĩnh không thực tế”.
Biển số W.240 “Đường hầm”
Nội dung biển báo: Để nhắc lái xe chú ý chuẩn bị đi vào hầm đường bộ, đặt biển số W.240 “Đường hầm”.
Biển số W.241 “Ùn tắc giao thông”
Nội dung biển báo: Để báo đoạn đường hay xảy ra ùn tắc giao thông, đặt biển số W.241 “Ùn tắc giao thông”.
Biển số W.242(a,b) “Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ”
Nội dung biển báo: Để bổ sung cho biển số W.211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”, đặt biển số W.242(a,b) để chỉ chỗ đường sắt giao vuông góc đường bộ. Biển đặt trên đường bộ cách ray gần nhất của đường sắt 10 m. Nếu tại chỗ giao nhau, đường sắt chỉ có một cặp đường ray cắt ngang đường bộ thì đặt biển số W.242a. Nếu tại chỗ giao nhau, đường sắt có từ hai cặp đường ray trở lên cắt ngang đường bộ thì đặt biển số W.242b.
Biển số W.243(a,b,c) “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ”
Nội dung biển báo: Để báo trước sắp đến vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức, không vuông góc và không có người gác, không có rào chắn, đặt biển số W.243 “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ”. Biển được đặt ở phía dưới biển số W.211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”. Báo hiệu đường sắt giao cắt không vuông góc với đường bộ gồm có 3 biển: biển số W.243a đặt ở nơi cách ray gần nhất nơi giao đường sắt 50 m, biển số W.243b và biển số W.243c đặt cách ray gần nhất nơi giao đường sắt 100 m và 150 m.
Biển số W.244 “Đoạn đường hay xảy ra tai nạn”
Nội dung biển báo: Dùng để cảnh báo nguy hiểm đoạn đường phía trước thường xảy ra tai nạn để lái xe cần đặc biệt chú ý, đặt biển số W.244 “Đoạn đường hay xảy ra tai nạn”. Biển được đặt ở vị trí thích hợp nơi sắp vào đoạn đường thường xảy ra tai nạn.
Biển số W.245(a,b) “Đi chậm”
Nội dung biển báo: Dùng để nhắc lái xe giảm tốc độ đi chậm, đặt biển số W.245(a,b) “Đi chậm”. Biển đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường yêu cầu đi chậm. Đối với các tuyến đường đối ngoại, bắt buộc dùng biển số W.245b.
Biển số W.246(a,b,c) “Chú ý chướng ngại vật”
Nội dung biển báo: Dùng để báo trước cho lái xe biết phía trước có chướng ngại vật, xe cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo, đặt biển số W.246a “Chú ý chướng ngại vật – Vòng tránh ra hai bên”, biển số W.246b “Chú ý chướng ngại vật – Vòng tránh sang bên trái” và biển số W.246c “Chú ý chướng ngại vật – Vòng tránh sang bên phải”. Biển này đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường có chướng ngại vật.
Biển số W.247 “Chú ý xe đỗ”
Nội dung biển báo: Để cảnh báo có các loại xe ôtô, máy kéo, rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ôtô hoặc ôtô đầu kéo, xe máy chuyên dùng đang đỗ chiếm một phần đường xe chạy, đặt trên mặt đường biển số W.247 “Chú ý xe đỗ”, biển được đặt cách xe phía trước và phía sau xe (theo chiều đi) 5 m;
BIỂN BÁO HIỆU LỆNH
-
Có dạng hình tròn, nền màu xanh, hình vẽ màu trắng.
-
Để báo hiệu lệnh cho người tham gia giao thông phải chấp hành.
BIỂN CHỈ DẪN
-
Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật nền màu xanh, hình vẽ màu trắng.
-
Dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc những điều cần biết nhằm thông báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần biết hoặc những điều có ích khác.
BIỂN BÁO PHỤ
-
Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông.
-
Dùng để thuyết minh, bổ sung cho biển báo chính.
Các loại biển báo cấm có biển phụ
Biển phụ số 501 (phạm vi có hiệu lực của biển)
Khi bắt gặp biển báo cấm có biển phụ 501 đi kèm thì ngay lập tức chúng ta có thể hiểu ngay đây là biển thông báo phạm vi hiệu lực của khu vực biển. Ví dụ như có nhiều dốc xuống khá nguy hiểm hoặc nhiều khúc cua nguy hiểm thì người lái xe cần phải chú ý.
Biển phụ số 502 (Khoảng cách này chỉ đến nơi được cảnh báo)
Biển phụ 502 thường thường đi kèm với biển báo cấm, hiệu lệnh và chỉ dẫn. Biển này giúp người lái xe biết được khoảng cách từ vị trí đặt bảng đến nơi được cảnh báo là khoảng bao xa.
Biển phụ 503e (chỉ hướng tác dụng của biển chính)
Biển phụ 503 này được chia thành 6 biển khác nhau dùng để chỉ được 6 hướng dưới tác dụng của biển chính. Trong đó biển 503 a,b,c thường đi kèm với biển cấm và biển có hiệu lệnh để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng vuông góc với chiều đi của người lái xe.
Biển 503 d,e,f thường thường đặt dưới các biến cấm đỗ xe, cấm quay xe, cấm dừng xe được dùng để chỉ hướng tác dụng của biển là song song với chiều đi của người lái xe.
Biển phụ 504 (chỉ có hiệu lực của biển là ở làn đường nào)
Biển phụ 504 này thường được đặt ở phía trên làn đường được quy định để người lái xe có thể biết được biển chính có hiệu lực đối với những làn đường nào.
Biển phụ 505a (chỉ loại xe có chịu hiệu lực của biển chính)
Biển này thường được đặt dưới biển báo cấm và biển hiệu lệnh nhằm để chỉ biển chính có tác dụng với loại xe nào, hình vẽ có thể khác nhau nhưng phải tùy theo loại xe.
Biển phụ 506a, 506b (chỉ hướng có đường ưu tiên)
Biển số 506a này được đặt ngay bên dưới biển chỉ dẫn số 401 trên đường ưu tiên để chỉ dẫn được cho người lái xe trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư.
Biển phụ 508a, 508b (chỉ thời gian trong khung giờ có hiệu lực)
Biển phụ 508b là một trong những biển phụ chúng ta thường thấy nhất, biển này thường đi kèm với biển cấm xe đã lưu thông, dùng để chỉ thời gian biển này có hiệu lực là từ khung giờ nào đến khung giờ nào.